Xử phạt hành vi sử dụng đất rừng trái pháp luật theo Nghị định số 123 (Tyêu đề: 41 ký tự)

Xử phạt hành vi sử dụng đất rừng trái pháp luật theo Nghị định số 123

(Tyêu đề: 41 ký tự)

Hành vi sử dụng đất rừng trái quy định bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào theo Nghị định 123?

Theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt vi phạm hành chính.

  • Hình thức và mức xử phạt được quy định như sau:

Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang nhóm đất nông nghiệp:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 hecta
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 hecta đến dưới 01 hecta
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 hecta đến dưới 02 hecta
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 02 hecta trở lên

Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thuộc địa giới hành chính của xã:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,05 hecta
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 hecta đến dưới 0,1 hecta
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 hecta đến dưới 0,5 hecta
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 hecta đến dưới 01 hecta
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 hecta đến dưới 02 hecta
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 02 hecta trở lên

Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ dưới 0,02 hecta
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,02 hecta đến dưới 0,05 hecta
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 hecta đến dưới 0,1 hecta
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 hecta đến dưới 0,5 hecta
  • Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 hecta trở lên

Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn:

Mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt tương ứng với quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP)

Hành vi sử dụng đất rừng trái quy định bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào theo Nghị định 123?

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất rừng phòng hộ là bao nhiêu ha?

Theo khoản 1 Điều 177 Luật Đất đai 2024 quy định, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 176 của Luật này.

Kết hợp với khoản 3 Điều 176 Luật Đất đai 2024, hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất: đất rừng phòng hộ. Vì vậy, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất rừng phòng hộ là không quá 450 ha.

Đối tượng nào được Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 được bổ sung bởi khoản 3 Điều 248 Luật Đất đai 2024, đối tượng được Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng bao gồm:

  • Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
  • Tổ chức kinh tế đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất của tổ chức đó;
  • Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
  • Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đó;
  • Ban quản lý rừng đặc dụng đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng.