Lao động nữ mang thai cần chuẩn bị giấy tờ gì để xin tạm hoãn hợp đồng lao động?
Căn cứ vào Điều 138 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ mang thai có quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động trong trường hợp nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ.
Lao động nữ mang thai cần có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi thì có quyền xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Người sử dụng lao động sa thải lao động nữ mang thai trái luật bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ vào điểm i khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động sa thải lao động nữ mang thai trái luật bị xử phạt với các mức phạt tiền sau:
- Đối với cá nhân: Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Đối với tổ chức: Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
áy cùng, buộc người sử dụng lao động nhận lao động nữ mang thai trở lại làm việc.
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc tối đa bao nhiêu lần, mỗi lần tối đa bao nhiêu ngày để đi khám thai?
Căn cứ vào Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, lao động nữ mang thai được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để đi khám thai tối đa 05 lần, mỗi lần không quá 02 ngày. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.