Tỷ lệ trích suất nguồn thu để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có số thu lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tỷ lệ trích suất nguồn thu để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có số thu lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có số thu lớn tại TP. HCM

Ngày 27/9/2024, Hội đồng nhân dân TP. HCM đã ban hành Nghị quyết 18/2024/NQ-HĐND quy định về tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có số thu lớn do Thành phố Hồ Chí Minh quản lý.

Theo đó, tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có số thu lớn tại TP. HCM được quy định như sau:

[1] Tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương thực hiện như sau:

  • Đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư:

    • Trích 35% số thu được để lại theo quy định từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác.
    • Trích 40% số thu được để lại theo quy định với các khoản thu khác ngoài các khoản thu trích 35% nêu trên.
  • Đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tự bảo đảm chi thường xuyên:
    • Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bệnh viện) có mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên từ 120% trở lên: trích 16% số thu được để lại theo quy định từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng, dịch vụ y tế khác và thu khác.
    • Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bệnh viện) có mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên dưới 120% và các đơn vị sự nghiệp y tế công lập còn lại: trích 10% số thu được để lại theo quy định từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng, dịch vụ y tế khác và thu khác.

Ngân sách nhà nước bố trí phần chênh lệch thiếu để chi thu nhập tăng thêm theo cơ chế đặc thù từ nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi các đơn vị đã thực hiện trích lập nguồn cải cách tiền lương theo điểm a, b nêu trên cộng với các nguồn cải cách tiền lương khác theo quy định để thực hiện điều chỉnh tiền lương theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, các nội dung chi phải sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương theo quy định pháp luật hiện hành và chi thu nhập tăng thêm theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND.

[2] Trường hợp đơn vị sự nghiệp y tế công lập tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, các nội dung chi phải sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương theo quy định pháp luật hiện hành và chi thu nhập tăng thêm theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND mà không đề xuất ngân sách nhà nước cấp để thực hiện chi thu nhập tăng thêm theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND trong suốt thời gian thực hiện cơ chế đặc thù thì đơn vị được quyết định tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương theo nhu cầu của đơn vị.

[3] Các đơn vị xác định phạm vi trích lập nguồn cải cách tiền lương từ nguồn thu được để lại theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở hàng năm.

[4] Thời gian áp dụng: từ năm tài chính 2024.

Dự kiến thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công sau năm 2026

Tại Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024 có quy định như sau:

  1. Tổ chức thực hiện

Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp căn cứ Kết luận này khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

5.1. Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành có liên quan hoàn thiện, báo cáo Bộ Chính trị thông qua hệ thống Danh mục vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.

5.2. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.

5.3. Ban cán sự đảng Chính phủ: (1) Chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội xác định những nội dung cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, nhất là các chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở và hệ số lương để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với lộ trình cải cách tiền lương khu vực công. (2) Lãnh đạo, chỉ đạo Chính phủ thực hiện việc điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 27-NQ/TW tại Kết luận này; đồng thời chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

5.4. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Kết luận của Bộ Chính trị, tạo sự đồng thuận xã hội khi thực hiện.

Mức lương cơ sở hiện nay là bao nhiêu?

Tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP có quy định về mức lương cơ sở hiện nay áp dụng từ ngày 01/7/2024 như sau:

Điều 3. Mức lương cơ sở

  1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
    a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
    b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
    c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

  2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.

Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay (áp dụng từ ngày 01/7/2024) là 2.340.000 đồng/tháng.