Tuổi nghỉ hưu cao nhất của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý là 65 tuổi

Tuổi nghỉ hưu cao nhất của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý là 65 tuổi

Đối tượng cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn bao gồm những ai?

Theo Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 99/2024/NĐ-CP, đối tượng cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn bao gồm:

(1) Cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh dưới đây:

  • Phó Trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản;
  • Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  • Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
  • Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ;
  • Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước;
  • Phó trưởng các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương;
  • Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
  • Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật;
  • Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
  • Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia;
  • Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
  • Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.

(2) Công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Lưu ý: Các đối tượng không được áp dụng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn gồm:

  • Cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên;
  • Cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này là Ủy viên Trung ương Đảng;
  • Trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Tuổi nghỉ hưu cao nhất của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 83/2022/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu cao nhất của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được quy định như sau:

  • Đối với cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không vượt quá 60 tuổi.
  • Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Nguyên tắc thực hiện nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn là gì?

Tại Điều 3 Nghị định 83/2022/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc thực hiện nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn như sau:

  • Bảo đảm khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.
  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức theo quy định nhưng phải bảo đảm tuổi nghỉ hưu không vượt quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.
  • Cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
  • Trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.