Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi nào?
Căn cứ theo Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi thuộc các trường hợp sau:
- Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 hoặc
- Chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 hoặc
- Chưa hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
Từ ngày 1/7/2025, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng bình quân các mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Có bao nhiêu phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
- Hằng tháng
- 03 tháng một lần
- 06 tháng một lần
- 12 tháng một lần
- Một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất. ĐẾN NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2025, LUẬT BẢO HIỆM XÃ HỘI 2024 CÓ HIỆU LỮC THẢNH.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.