​​​​​​​Toàn cảnh quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2030

​​​​​​​Toàn cảnh quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2030

Theo phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh mới nhất, đến năm 2030 tổng diện tích khu công nghiệp vào khoảng 12.050 ha.

Trong đó có 6 KCN hiện hữu với tổng diện tích 3.493,19ha gồm:

KCN Trảng Bàng diện tích 190ha: Duy trì các ngành, lĩnh vực hiện có (tập trung chủ yếu: dệt, kéo sợi, may mặc, cơ khí, bao bì, đồ gia dụng, sản xuất các sản phẩm từ cao su và gia công cơ khí…).

KCN Linh Trung III diện tích 203ha: Duy trì các ngành, lĩnh vực hiện có (chủ yếu là: dệt may, da giày và sản phẩm từ da, sản xuất sản phẩm từ nhựa và cao su, linh kiện máy, linh kiện cơ khí, linh kiện điện tử, đồ gia dụng…).

KCN Thành Thành Công diện tích 760ha: Duy trì các ngành, lĩnh vực hiện có (chủ yếu trong lĩnh vực dệt may và công nghiệp hỗ trợ, sản xuất các sản phẩm từ cao su và nhựa…);

ưu tiên thu hút các dự án quy mô lớn, hướng các dự án dệt may và hỗ trợ dệt may đưa vào trong phân khu dệt may (diện tích 278 ha, diện tích có thể cho thuê 33ha); đồng thời ưu tiên ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp công nghệ cao, các ngành điện tử, linh kiện điện tử, và cơ khí…

KCN Phước Đông diện tích 2190ha: Ưu tiên thu hút các dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại trong lĩnh vực chế biến cao su, dệt may và phụ trợ (hiện nay một số dự án FDI quy mô lớn trong lĩnh vực dệt may, chế biến cao su đã lựa chọn đầu tư tại Phước Đông); hướng các dự án dệt may tập trung tại phân khu dệt may (diện tích 426,6 ha, diện tích có thể cho thuê 379 ha). Đồng thời, ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp công nghệ cao, các ngành điện tử, linh kiện điện tử…

KCN Chà Là diện tích 42,19ha: Duy trì phát triển các lĩnh vực hiện hữu (da giày, dệt may và gia công kim loại…).

KCN TMTC diện tích 108,11ha nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.

Trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tây Ninh đã xác định bố trí, phát triển các khu công nghiệp phân bố chủ yếu theo trục: QL 22, QL 22B, cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Mộc Bài, đường Hồ Chí Minh, các trục ĐT 784, ĐT 789, ĐT 782 – hướng kết nối với trung tâm kinh tế của Vùng 13 là TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương và kết nối Bình Dương – Tây Ninh – Long An, nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh tại thị xã Trảng Bàng, huyện Gò Dầu và huyện Dương Minh Châu, có điều kiện về quỹ đất, thuận lợi kết nối hạ tầng, kết nối thị trường, kết nối với các cảng hàng không, cảng biển lớn tại TP.Hồ Chí Minh.

2 KCN sẽ thành lập mới khi đáp ứng điều kiện với diện tích 873,81ha:

Khu công nghiệp Hiệp Thạnh tại huyện Gò Dầu diện tích 573,81.

Khu công nghiệp Đại An Sài Gòn diện tích 300ha có vị trí dự kiến tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.

Các khu công nghiệp tiềm năng, dự kiến thành lập mới với diện tích 7.683ha trong trường hợp được bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật, gồm:

Khu công nghiệp Thành Thành Công mở rộng tại thị xã Trảng Bàng khoảng 479ha.

Khu công nghiệp Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng 700ha.

Khu công nghiệp Thạnh Đức, huyện Gò Dầu và Dương Minh Châu 2.765ha.

Khu công nghiệp Bến Củi, huyện Dương Minh Châu 500ha.

Các khu công nghiệp trong Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, 2.939ha.

Các khu công nghiệp trong Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát 300ha.

Trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tây Ninh đã xác định bố trí, phát triển các khu công nghiệp phân bố chủ yếu theo trục: QL 22, QL 22B, cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Mộc Bài, đường Hồ Chí Minh, các trục ĐT 784, ĐT 789, ĐT 782 – hướng kết nối với trung tâm kinh tế của Vùng 13 là TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương và kết nối Bình Dương – Tây Ninh – Long An, nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh tại thị xã Trảng Bàng, huyện Gò Dầu và huyện Dương Minh Châu, có điều kiện về quỹ đất, thuận lợi kết nối hạ tầng, kết nối thị trường, kết nối với các cảng hàng không, cảng biển lớn tại TP.Hồ Chí Minh.