Người lao động có được nghỉ việc không báo trước khi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc không?
Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc có quyền nghỉ việc và không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết. Theo điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Người lao động nghỉ việc không báo trước khi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nghỉ việc không báo trước khi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc. Người lao động phải được trả trợ cấp thôi việc khi hợp đồng lao động chấm dứt, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
Người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Lưu ý, mức phạt tiền trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân. (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)