Tin tức sáng 8-7: Ba thị trường lao động hàng đầu của người Việt; Lãi suất tiết kiệm sẽ tăng mạnh

Tin tức sáng 8-7: Ba thị trường lao động hàng đầu của người Việt; Lãi suất tiết kiệm sẽ tăng mạnh

Người trẻ chuẩn bị xuất cảnh đi làm việc tại Nhật Bản, ảnh chụp tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Người trẻ chuẩn bị xuất cảnh đi làm việc tại Nhật Bản, ảnh chụp tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nửa đầu năm 2024, trên 78.000 người lao động xuất cảnh đi làm việc nước ngoài

Tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 6-2024 là trên 12.000 người.

CẬP NHẬT GIÁ VÀNG TẠI ĐÂY

CẬP NHẬT GIÁ VÀNG TẠI ĐÂY

Dẫn đầu vẫn là Nhật Bản với gần 5.400 lao động, tiếp sau là Đài Loan (Trung Quốc) với khoảng 6.200 người, Hàn Quốc gần 400 người (tháng trước lên tới 4.400 lao động)…

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên 78.000 lao động, đạt gần 63% so với kế hoạch năm.

Nhiều nhất là Nhật Bản với hơn 40.000 người, Đài Loan (Trung Quốc) trên 27.000 lao động, Hàn Quốc khoảng 5.500 người…

Năm 2024, Cục Quản lý lao động ngoài nước đặt mục tiêu đưa khoảng 125.000 người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đề xuất Hàn Quốc tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS), lao động ngành đóng tàu, nông nghiệp, thủy sản tàu cá.

Ngoài ra, hai bên nghiên cứu hợp tác, mở rộng ngành nghề mới mà Hàn Quốc có nhu cầu như công nghệ thông tin, điều dưỡng và dịch vụ…

Lãi suất tiết kiệm đến cuối năm sẽ tăng lên 5,5%

Trong báo cáo chiến lược vừa công bố, đội ngũ phân tích Chứng khoán MB (MBS) cho biết lãi suất giữa các ngân hàng hiện đã tăng gần đến mức 5%, đánh dấu một mốc tham chiếu mới do nhu cầu lớn hơn về thanh khoản.

Ảnh minh họa AI

Ảnh minh họa AI

Tin tức cho thấy lãi suất tiết kiệm 12 tháng trung bình của các ngân hàng thương mại nhỏ và vừa tăng mạnh hơn, trong khi các ngân hàng thương mại lớn tăng thấp hơn trong cùng giai đoạn.

Mặc dù các ngân hàng nhà nước chưa cập nhật chính thức lãi suất tiết kiệm trên các trang website của họ, dự kiến rằng họ sẽ sớm đi theo xu hướng tăng này, MBS dự báo.

MBS cũng cho rằng nhu cầu vay vốn sẽ bắt đầu tăng mạnh từ quý 3 năm 2024 do sự tăng trưởng sản xuất và đầu tư mạnh mẽ.

Nhóm chuyên gia dự đoán lãi suất tiết kiệm 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn có thể tăng thêm 50 điểm cơ bản và dần trở lại mức 5,2 – 5,5% vào cuối năm 2024.

Tuy nhiên, lãi suất cho vay sẽ duy trì ở mức tương tự vì các cơ quan quản lý và ngân hàng thương mại đều nỗ lực cung cấp vốn cho doanh nghiệp vay vốn, MBS nhận định.

Ngân hàng rao bán khu nghỉ mát ở Côn Đảo để thu món nợ 375 tỉ

Ngân hàng Agribank vừa thông báo lựa chọn tổ chức thẩm định giá toàn bộ khoản nợ của Công ty TNHH Việt Nga. Công ty này có trụ sở giao dịch ở thị trấn Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, người đại diện theo pháp luật là giám đốc Nguyễn Văn Hòa.

Giá trị khoản nợ tạm tính đến hết ngày 31-7-2024 hơn 375 tỉ đồng. Trong đó, dư nợ gốc hơn 183 tỉ đồng, còn nợ lãi hơn 86 tỉ đồng.

Ảnh minh họa Côn Đảo

Ảnh minh họa Côn Đảo

Tài sản thế chấp khoản nợ này gồm nhiều tài sản. Trong đó, có tài sản hình thành trong tương lai là toàn bộ công trình xây dựng và máy móc, thiết bị của khu du lịch nghỉ mát Việt Nga tại Bến Đầm, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Công ty TNHH Việt Nga là chủ đầu tư với diện tích đất 51.420m2.

Cùng với tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với thửa đất có sổ đỏ diện tích gần 21.000m2.

Tài sản thứ hai thế chấp cho khoản nợ là căn hộ hơn 85m2 tại chung cư 326/1 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Tài sản cuối cùng phần vốn góp của các cá nhân tại Công ty TNHH Việt Nga, gồm phần vốn góp hơn 1,8 tỉ đồng của ông Nguyễn Minh Nghĩa; phần vốn góp 18,3 tỉ đồng của ông Phạm Phong Vũ và 7,3 tỉ đồng góp của ông Lê Minh Đức.

Hồi tháng 5-2024, khoản nợ nêu trên từng được Agribank rao bán với giá khởi điểm hơn 370 tỉ đồng.

Giá sầu riêng bật tăng lại, nông dân đua trồng mới

Theo thông tin từ nhiều nhà vườn tại khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên, ngày 7-7, giá sầu riêng bán tại vườn hiện giao dịch với sầu riêng Thái ở mức 80.000 – 90.000 đồng/kg tùy loại; sầu riêng Ri6 ở mức 57.000 – 67.000 đồng/kg tùy loại.

Mức giá này được cho là tăng 8.000 – 12.000 đồng/kg so với giá phổ biến khoảng 1 tháng trước đó.

Giá sầu riêng đang ở mức tốt - ẢNh: N.TRÍ

Giá sầu riêng đang ở mức tốt – ẢNh: N.TRÍ

Sở hữu hơn 2ha sầu riêng, ông Nguyễn Văn Việt (huyện Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) cho biết khoảng 3-4 tuần trước, giá sầu riêng được thương lái báo ở mức thấp, nhiều thương lái phải chấp nhận bỏ cọc nhưng từ 1-2 tuần nay, giá quay đầu tăng lại.

“Hiện sầu riêng tại khu vực Tây Nguyên sắp vào đầu vụ, một số vườn trái lớn đã được cắt bán trước với giá từ 84.000 – 90.000 đồng/kg với loại Thái; còn lại phần lớn các vườn khoảng 1 tháng nữa mới cắt nhưng hiện cũng đã chọn nhận đặt cọc với mức giá cao, phổ biến 88.000 – 92.000 đồng/kg sầu Thái”, ông Việt nói.

Theo đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam, giá sầu riêng quay đầu tăng lại chủ yếu do sầu riêng chính vụ ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ gần như đã hết, bị đứt lứa, trong khi khu vực Tây Nguyên mới chớm vào đầu vụ nên nguồn cung ít. 

1-2 tháng tới, nguồn cung từ Việt Nam và Thái Lan có xu hướng cùng giảm, giá sầu sẽ ổn định ở mức tốt.

Với giá sầu riêng tăng cao, nhiều nhà vườn tại Nam Bộ và Tây Nguyên tiếp tục mở rộng diện tích trồng, trong đó không ít nông dân chọn phá vườn điều, cao su để xuống giống sầu riêng.

Nhu cầu trồng mới ở mức cao nên giá cây giống sầu riêng thời gian qua tăng liên tục, hiện ở mức phổ biến 120.000 – 200.000 đồng/cây tùy loại, tăng 30-40% so với hơn 1 tháng trước và tăng 70-80% so với mức ổn định các năm trước.

Nhiều chuyên gia cảnh báo việc tăng nóng diện tích không chỉ dẫn đến giá sầu riêng nguy cơ giảm trong các năm tới mà nhu cầu về cây giống tăng cao khiến các vựa sản xuất giống tìm mọi cách tăng nguồn cung, dẫn đến chất lượng giống thiếu ổn định, tiềm ẩn rủi ro cho người trồng.

Sông Sài Gòn và Đồng Nai chất lượng nước tốt, kênh nội thành ô nhiễm nặng

Tin tức từ báo cáo mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM về chất lượng môi trường nước cho biết chất lượng nước mặt tại 22 trạm quan trắc đặt trên lưu vực sông Sài Gòn và Đồng Nai cho kết quả chất lượng nước ở mức trung bình đến tốt.

Chất lượng nước ở kênh, rạch nội thành TP.HCM ở mức kém tới ô nhiễm nặng. Ảnh chụp một góc rạch Xuyên Tâm, quận Bình Thạnh - Ảnh: LÊ PHAN

Chất lượng nước ở kênh, rạch nội thành TP.HCM ở mức kém tới ô nhiễm nặng. Ảnh chụp một góc rạch Xuyên Tâm, quận Bình Thạnh – Ảnh: LÊ PHAN

Một vài điểm ở mức rất tốt. Tại hai điểm lấy nước thô của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV Sawaco sau đó xử lý cung cấp nước sạch cho người dân TP.HCM là Hòa Phú (huyện Củ Chi) và Hóa An (tỉnh Đồng Nai) ở mức tốt.

Ngược lại, chất lượng nước ở hệ thống kênh rạch nội thành TP.HCM như sông Vàm Thuật, kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên, rạch Xuyên Tâm, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Đôi – Tẻ, Tàu Hủ – Lò Gốm – Bến Nghé, Suối Nhum, Trần Quang Cơ ở mức kém đến ô nhiễm rất nặng.

Tin tức chính trên Tuổi Trẻ nhật báo hôm nay 8-7. Để đọc Tuổi Trẻ báo in phiên bản E-paper, mời bạn đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Tin tức chính trên Tuổi Trẻ nhật báo hôm nay 8-7. Để đọc Tuổi Trẻ báo in phiên bản E-paper, mời bạn đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Tin tức thời tiết hôm nay 8-7

Tin tức thời tiết hôm nay 8-7

Xoài Cao Lãnh - Ảnh: HIẾU MINH VŨ

Xoài Cao Lãnh – Ảnh: HIẾU MINH VŨ