Điện thoại viên có thuộc danh mục công việc độc hại, nguy hiểm hay không?
Hiện nay, các hình thức chăm sóc khách hàng (CSKH) rất đa dạng như qua điện thoại, qua email, voice chat hay truyền hình di động, nhưng hình thức phổ biến nhất ở Việt Nam vẫn là qua tổng đài điện thoại (Call Center). Do đó người ta quen gọi các nhân viên CSKH là điện thoại viên.
Công việc chính của điện thoại viên là giải đáp thắc mắc của khách hàng và có thể làm thêm một số việc khác như khảo sát ý kiến khách hàng, hỗ trợ bán hàng, hoặc giúp đỡ các đại lý bán hàng…
Theo Mục 7 Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH, nghề, công việc khai thác điện thoại (điện thoại viên cấp 1, cấp 2) với đặc điểm điều kiện lao động "thường xuyên tiếp xúc với màn hình, căng thẳng thần kinh, tâm lý" được xếp điều kiện lao động loại 4 tại Mục 7 thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông.
Do đó, điện thoại viên thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
Điện thoại viên được nghỉ bao nhiêu ngày phép năm?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ hằng năm như sau:
-
- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
Do đó, điện thoại viên thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, sẽ được nghỉ 16 ngày phép năm.
Người lao động có những quyền gì?
Tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.