Tại sao ngày càng ít người cắm hoa cúc vàng trên bàn thờ vào ngày Rằm, mùng 1? Hóa ra đây là 3 lý do

Tại sao ngày càng ít người cắm hoa cúc vàng trên bàn thờ vào ngày Rằm, mùng 1? Hóa ra đây là 3 lý do

Thắp hương thờ cúng vào ngày mùng 1, ngày Rằm là nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt, thể hiện sự kính trọng đối với tổ tiên và thần linh. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng hoa quả, bánh kéo đơn giản hoặc mâm cỗ mặn đầy đủ, tùy theo điều kiện, để dâng lên bàn thờ.

Tuy nhiên, dù là mâm cỗ đơn giản hay đầy đủ, có một thứ không thể thiếu đó chính là hoa tươi. Cúng hoa tươi trên bàn thờ là biểu tượng của sự tôn kính và lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Hoa tươi cũng thể hiện sự kết nối giữa thế giới người sống và người đã khuất, mang lại năng lượng tích cực và cầu mong sức khỏe, may mắn, thịnh vượng cho gia đình.

Một trong những loại hoa được nhiều người lựa chọn dâng cúng trên bàn thờ chính là hoa cúc vàng. Không chỉ đẹp, hoa cúc vàng còn được coi là biểu tượng của sự trường thọ và sức khỏe dồi dào, cũng như thể hiện lòng thành kính của con cháu với tổ tiên, giúp kết nối giữa thế giới người sống và người đã khuất.

Tại sao ngày càng ít người cắm hoa cúc vàng trên bàn thờ vào ngày Rằm, mùng 1? Hóa ra đây là 3 lý do - 1

Cúc vàng còn được coi là loài hoa mang lại sự thịnh vượng, may mắn và tài lộc cho gia đình. Dù vậy, ngày càng ít người cắm hoa cúc vàng trên bàn thờ vào ngày Rằm, mùng 1. Tại sao vậy? Đây là 3 lý do.

Lý do khiến ngày càng ít người cắm hoa cúc vàng trên bàn thờ vào ngày Rằm, mùng 1

– Hoa cúc gắn với sự tang tóc

Mặc dù hoa cúc vàng gắn liền với sự tôn vinh, kính trọng và lòng biết ơn nhưng trong một số bối cảnh, nó cũng có thể liên quan đến sự tang tóc. Cụ thể, ở Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản, hoa cúc vàng được sử dụng trong các đám tang hoặc lễ cúng người đã khuất.

Bên cạnh đó, cúc vàng tượng trưng cho sự tưởng nhớ, đau buồn và sự kết thúc của một vòng đời. Do đó, hoa cúc vàng thường xuất hiện trong không gian tang lễ để thể hiện sự tôn trọng và thương tiếc đối với người đã ra đi. Chính vì lý do đó mà một số người cảm thấy, việc cắm hoa cúc trên bàn thờ tổ tiên không tạo ra không gian trang nghiêm, mà lại gợi nhớ đến sự u buồn, mất mát.

Tại sao ngày càng ít người cắm hoa cúc vàng trên bàn thờ vào ngày Rằm, mùng 1? Hóa ra đây là 3 lý do - 2

– Thay đổi sở thích về hoa thờ cúng

Với sự đa dạng về hoa và quan niệm về cái đẹp, nhiều gia đình đã bắt đầu thay đổi quan niệm về việc trưng bày hoa trên bàn thờ vào các ngày Rằm và mùng 1. Thay vì chỉ sử dụng hoa cúc vàng như truyền thống, họ lựa chọn các loại hoa khác như hoa lan, hoa huệ, hoa hồng, hoa trang,… Những loài hoa này không chỉ mang lại vẻ đẹp tươi sáng mà còn tượng trưng cho sự thịnh vượng, bình an và may mắn.

Bên cạnh đó, sự thay đổi trong lối sống và phong cách sống hiện đại đã thúc đẩy các gia đình trẻ tìm kiếm sự mới mẻ trong cách thức thờ cúng. Họ có xu hướng chọn lựa hoa theo sở thích cá nhân và phù hợp với không gian sống thay vì hoa cúc vàng, khiến không gian thờ cúng ấm cúng và hài hòa hơn.

Tại sao ngày càng ít người cắm hoa cúc vàng trên bàn thờ vào ngày Rằm, mùng 1? Hóa ra đây là 3 lý do - 3

– Hoa cúc vàng không bền lâu

Hoa cúc vàng thường không bền lâu, đặc biệt trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm thay đổi. Khi cắm trên bàn thờ, do ảnh hưởng của khói hương nên hoa sẽ càng nhanh tàn héo hơn. Do đó, nhiều gia đình lựa chọn các loại hoa khác bền lâu hơn để dâng cúng lên bàn thờ.

Tóm lại, lý do không thích cắm hoa cúc vàng trên bàn thờ có thể liên quan đến cả yếu tố văn hóa, thẩm mỹ và sở thích cá nhân. Tuy nhiên, trong các gia đình truyền thống hoặc tại những vùng quê, thói quen cắm hoa cúc vàng trên bàn thờ vào ngày Rằm, mùng 1 vẫn được duy trì và giữ gìn như một phần của phong tục thờ cúng.

Tại sao ngày càng ít người cắm hoa cúc vàng trên bàn thờ vào ngày Rằm, mùng 1? Hóa ra đây là 3 lý do - 4

Những loại hoa không nên dâng cúng trên bàn thờ

Việc chọn hoa cúng cần lưu ý về ý nghĩa và phong thủy, tránh chọn các loài hoa mang ý nghĩa tiêu cực hoặc không phù hợp với không gian thờ cúng trang nghiêm. Dưới đây là một số loại hoa không nên dâng cúng lên bàn thờ vì có thể mang ý nghĩa không phù hợp hoặc được coi là không may mắn trong tín ngưỡng dân gian:

– Hoa nhài: Hoa nhài có mùi hương thơm ngát, màu sắc nhã nhặn, thanh tao nhưng trong dân gian, hoa nhài được cho là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh (hoa nhài cắm bãi cứt trâu).

– Hoa ly: Hoa ly khiến nhiều người liên tưởng tới sự chia ly, xa cách, vì trong cái tên của nó có chữ “ly”. Vì vậy, hoa ly được cho là lựa chọn không tốt, không thích hợp dâng lên bàn thờ.

– Hoa phù dung: Hoa phù dung sớm nở tối tàn, là biểu trưng cho sự chóng vánh, không bền lâu, không phù hợp với các lễ cúng.

– Hoa xương rồng: Xương rồng có gai nhọn, tượng trưng cho sự khó khăn, chướng ngại, không nên dùng trong thờ cúng.

– Hoa dâm bụt: Tuy đẹp nhưng hoa dâm bụt không được dùng để thờ cúng vì tên hoa không phù hợp với không gian trang nghiêm của bàn thờ. Mặt khác, hoa dâm bụt cũng thường mọc và nở ở những bụi rậm, hàng rào nên được cho là không thể hiện được sự tôn kính của con cháu với bề trên.

– Cúc vạn thọ: Mặc dù được ưa chuộng trong các dịp lễ Tết, nhưng trong một số quan niệm, hoa cúc vạn thọ lại gắn liền với các đám tang, không phù hợp để thờ cúng tổ tiên. Hơn nữa, hoa cúc vạn thọ có mùi hắc nên không được dùng dâng lên bàn thờ, dù là ngày Rằm hay mùng 1.

(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!

Tại sao dưa hấu vừa ngon ngọt vừa đẹp mắt nhưng nhiều người không đặt lên bàn thờ để thắp hương?

Dưa hấu là một trong những loại quả nhiều người kiêng kỵ không dùng đặt lên bàn thờ để thắp hương.

Phong thủy nhà ở