Vợ có tài sản riêng nhưng chết thì ai có quyền thừa kế tài sản đó theo pháp luật?
Ngày nay, vấn đề chia tài sản sau khi một người mất là vấn đề phức tạp và dễ bị hiểu sai. Nếu người vợ có tài sản riêng và chết, tài sản đó sẽ thuộc về ai? Câu hỏi của anh Mạnh Hùng (Cà Mau) được chúng tôi giúp trả lời.
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Nếu người vợ có tài sản riêng mà mất mà không để lại di chúc, tài sản riêng đó thuộc về chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết và được chia theo pháp luật.
Chồng được định đoạt tài sản riêng của vợ trong trường hợp nào?
Theo Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau:
- Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
- Nghị vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
- Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Trường hợp vợ không thể tự quản lý tài sản riêng, ủy quyền cho chồng quản lý tài sản thì chồng được định đoạt tài sản riêng của vợ nhưng phải đảm bảo lợi ích của vợ. Hoa lợi, lợi tức tới từ tài sản riêng mà đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này cần có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ cũng là tài sản riêng của vợ.
Có được sát nhập tài sản riêng của vợ thành tài sản chung không?
Theo Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung như sau:
- Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
- Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
- Nghị vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo đó, tài sản riêng của vợ có thể được sát nhập vào tài sản chung nếu cả hai có thỏa thuận. Nghị vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Trân trọng!
Tóm lại, pháp luật quy định người vợ có tài sản riêng, sau khi chết, tài sản đó sẽ thuộc về người thừa kế theo thứ tự của pháp luật, trừ trường hợp có di chúc. Cảnh sát trưởng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng của vợ, sau khi chết, trừ trường hợp có di chúc. Nếu vợ và chồng có thỏa thuận, tài sản riêng của vợ có thể được sát nhập vào tài sản chung. Tóm lại, để thừa kế tài sản của vợ sau khi chết, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi và người thừa kế khác, nếu có, là các đối tượng được pháp luật quy định.