Sau tâm thư dài 2 trang giấy của Chủ tịch Novaland, đối tác ngoại chấp nhận đổi nợ thành vốn …

Sau tâm thư dài 2 trang giấy của Chủ tịch Novaland, đối tác ngoại chấp nhận đổi nợ thành vốn …

Nhân viên ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Bộ trưởng chỉ đạo xử lý nghiêm; Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn viết tâm thư, cam kết tái khởi động các dự án; HNX điểm mặt hàng chục doanh nghiệp bất động sản – xây dựng khất nợ trái phiếu; Loạt giải pháp về vốn và lãi suất để gỡ khó cho bất động sản… là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Mở đầu văn bản, ông Nhơn cho biết 2022 là năm nhiều khó khăn với những bất ổn khôn lường của các yếu tố vĩ mô trên toàn thế giới, đẩy lạm phát tăng cao và tiền tệ bị thắt chặt. Nhiều nước đã có những đối sách gây tác động mạnh lên các doanh nghiệp và đặc biệt là bất động sản. Tại Việt Nam đã có các thay đổi chính sách tác động đến thanh khoản trong ngắn hạn cho doanh nghiệp, trong đó có Novaland.

“Novaland đã bằng hết khả năng của mình nỗ lực, áp dụng mọi biện pháp để giữ uy tín đối với khách hàng, trái chủ, các bên cho vay, nhà thầu và nhà cung cấp. Nhưng trong điều kiện các tài khoản tiền mặt của các dự án của Novaland đang bị tạm khóa tại các ngân hàng, nên Novaland không thể thực hiện thanh toán theo kế hoạch.

Trong danh sách 54 tổ chức phát hành đã công bố thông tin bất thường hoặc báo cáo theo yêu cầu có nội dung chậm trả lãi trái phiếu cho trái chủ (tính từ 16/9/2022 đến 31/1/2023), quy tụ nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau.

Trong đó có nhiều từng huy động trái phiếu doanh nghiệp với quy mô lớn như Trung Nam, BCG Energy, Đất Xanh miền Nam, Công ty Đầu tư Quang Thuận, Công ty Sunny World, Tập đoàn Đầu tư An Đông, Bông Sen… Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp bất động sản – xây dựng là 34 doanh nghiệp như Novaland, Hải Phát, Sacomreal, Nam Land, Đầu tư LGD, Danh Khôi, Gotec Land, Bất động sản Hà An, Apec Land Huế, Đất Xanh miền Nam, Nam Land, Sunny World, Gotec Land.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa có ý kiến chỉ đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động trên thị trường bảo hiểm trước tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, “ép” khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đầu tư khi tới gửi tiền hoặc vay vốn được phản ánh trên một số phương tiện truyền thông gần đây.

Bộ trưởng yêu cầu Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Cục QLBH) đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát hoạt động thị trưởng bảo hiểm. Tiến hành thanh tra, kiểm tra các công ty Bảo hiểm, bao gồm cả các đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, không để tiếp tục xảy ra tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm liên kết với ngân hàng ép buộc khách hàng tới giao dịch phải mua bảo hiểm mới cho vay vốn hay hình thức giới thiệu cho người tới gửi tiền tham gia đầu tư vào các sản phẩm bảo hiểm liên kết trái với quy định pháp luật liên quan.

Chính phủ nhấn mạnh mục tiêu tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng,…

Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đang triển khai để sớm hoàn – thành, tạo nguồn cung cho thị trường; Tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu… khơi thông dòng vốn và tạo tính thanh khoản cho thị trường. Theo Dự thảo của Chính phủ, thị trường bất động sản có vai trò, đóng góp quan trọng trong nền kinh tế và tác động ảnh hưởng đến nhiều ngành, nghề, lĩnh vực.

Do 7 dự án này có nhiều vướng mắc và thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều sở, ngành nên thành phố sẽ làm rõ những vướng mắc khó khăn, thống nhất từng nội dung để tập trung xử lý trong thời gian tới. Chánh Văn phòng Sở Xây dựng khẳng định, thành phố đang hết sức tập trung để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Tại cuộc họp chiều 20/2, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đã gặp gỡ và lắng nghe ý kiến từ chủ đầu tư của 7 dự án, gồm: Khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp (đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, quận 7); dự án khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng (phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú); dự án chung cư Cửu Long (phường 1, quận 4); dự án khu phức hợp Sóng Việt (công trình tại lô đất 1-17, khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức); dự án khu nhà ở Thiên Lý (phường Phước Long B, TP Thủ Đức); dự án 30,2ha (phường Bình Khánh, TP Thủ Đức; dự án chung cư Cô Giang (phường Cô Giang, quận 1).

Novaland vừa công bố đã đạt được thỏa thuận với Dallas Vietnam Gamma Ltd. Theo đó, nhà đầu tư này sẽ nhận một phần vốn góp/cổ phần trong hai công ty thành viên của Novaland.

Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc No va (Novaland; mã NVL) vừa có thông báo về giao dịch hoán đổi. Trong thông báo, doanh nghiệp cho biết đã đàm phán và đạt được thỏa thuận với nhà đầu tư về việc giảm số lượng trái phiếu và chứng quyền đang lưu hành thông qua một thỏa thuận hoán đổi. Đây là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp.

Thông báo cũng nêu rõ “Các biện pháp bảo đảm liên quan đến trái phiếu và chứng quyền được hủy bỏ sẽ được giải chấp hoàn toàn. Đồng thời, công ty có quyền chia sẻ một số lợi ích từ phần vốn hoán đổi và được quyền chọn mua lại phần vốn hoán đổi khi điều kiện tài chính của công ty cho phép”.

Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn viết tâm thư cho các khách hàng, chuyện gì đã xảy ra?

Nóng: Kẹt tiền, Novaland xin chậm thanh toán 2 lô trái phiếu hơn 1.000 tỷ đồng