Sau rút tỉa chân hương, dọn bàn thờ tuyệt đối không làm 1 việc kẻo phạm đại kỵ, tài lộc trôi sạch

Sau rút tỉa chân hương, dọn bàn thờ tuyệt đối không làm 1 việc kẻo phạm đại kỵ, tài lộc trôi sạch

Lau dọn bàn thờ và rút tỉa chân hương là việc đặc biệt quan trọng mà mọi gia đình đều làm vào cuối năm. Tuy nhiên, trong quá trình rút tỉa chân hương, lau dọn bàn thờ cần lưu ý tránh phạm phải 1 số đại kỵ sau.

Tỉa đổ chân hương sai cách

Cách đúng nhất khi tỉa chân hương là tuyệt đối không được lấy ra hết mà phải để lại 5 chân. Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

Không được vứt chân hương bừa bãi, tuyệt đối không được bỏ chân hương ở những nơi bẩn thỉu, vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị các Thần quở trách, dễ gặp xui xẻo, vận rủi. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây.

Hơn nữa, với tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng khi muốn thay thế đồ mới thì phải thả ra đồ cũ sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi, chứ không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm cấm kỵ”, vừa ô nhiễm môi trường.

Dùng đồ không sạch để lau dọn bàn thờ ngày Tết

Khi đã biết việc dọn bàn thờ ngày Tết rất quan trọng thì bạn cũng không được lơ là việc dùng đồ gì để lau dọn. Những đồ lau dọn bàn thờ như chổi quét, khăn lau, khăn khô đều là đồ sạch, được mua về để dùng riêng cho lau dọn bàn thờ tổ tiên là tốt nhất, hạn chế dùng chổi, khăn lau dọn chung, vốn mang nhiều uế tạp, không đảm bảo sự tôn nghiêm.

4

Dùng nước lạnh để rửa bài vị

Khi lau rửa bàn thờ thì nên dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Đặc biệt, khi lau bát hương, không nên xê dịch bát hương nhiều, chỉ nên dùng giẻ sạch lau qua thành bát bớt bụi, tàn nhang bám trên đó.

Nước dùng để lau dọn bàn thờ, lau bát hương, rửa bình hoa hay chén đĩa trên bàn thờ đều phải là nước sạch, được cất riêng, có nhà cẩn thận còn dùng nước mưa, hay kỳ công nấu hẳn một nồi nước lá trầu, lá bồ để chuẩn bị cho việc dọn dẹp bàn thờ tổ tiên ngày Tết được thanh sạch, trang trọng nhất.

Có thể nấu nước 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn), hoặc rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng. Đun sôi cho kỹ những thảo dược đó với 1,5 lít nước, để ấm rồi dùng nước đó để lau rửa bàn thờ và đồ thờ cúng.

Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Phật luôn ở vị trí trang trọng và luôn được ưu tiên trước nhất. Người xưa quan niệm nếu không làm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần Phật, thần Phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Di chuyển bát hương tùy tiện

Các nhà tâm linh cho rằng, bàn thờ là nơi linh thiêng, phù hộ cho gia đình bình an, ấm no và hạnh phúc. Chúng ta không nên tùy tiện động chạm di chuyển. Điều này sẽ làm Tổ tiên, các vị thần khó an vị để phù hộ cho con cháu.

Ngoài ra, người ta còn quan niệm, nếu di chuyển bát hương quá nhiều sẽ dễ chuyển sang hướng xấu, gây xui xẻo cho gia chủ. Điều này có nghĩa là lòng thành của bạn sẽ không được thần linh chứng giám, gây những điều thiếu may mắn và ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ.

Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ chúng ta chỉ nên lau bát hương sạch sẽ, không được tự ý động chạm hoặc di chuyển kẻo tài lộc tiêu tán.

Làm vỡ đồ trên bàn thờ

Một số người khi động đến đồ linh thiêng lại càng có tâm lý sợ hãi, càng hay làm rơi vỡ. Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.

Đây là một trong những điều đại kỵ khi lau dọn bàn thờ. Tốt nhất chúng ta phải cực kỳ cẩn thận, nhẹ tay không được làm vỡ đồ vật. Bởi khi làm đổ vỡ các đồ vật, gia đình sẽ bị ông bà Tổ tiên quở trách và nhiều điềm xấu sẽ xảy ra.

7

Sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên không đúng vị trí

Trước khi đặt lại đồ thờ lên, dùng 7 tờ tiền vàng đốt rồi hơ 4 phía trên, dưới, phải, trái của bàn thờ. Sau khi đặt lại đồ thờ thì thắp 3 nén hương lên bát hương và vái lạy lần nữa. Trước khi mang những đồ thờ xuống cọ rửa, hãy nhớ thật kỹ vị trí để sau đó sắp xếp lại cho đúng. Việc để các đồ thờ cúng sai vị trí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc của gia chủ.

Trong gia đình, ai là người rút tỉa chân nhang?

Chuyên gia cũng khuyên, việc rút tỉa chân nhang là việc vô cùng quan trọng, nếu không tự tin, gia đình cần bố trí 2 người lớn làm việc này.

Một người giữ chắc bát hương, một người nhẹ nhàng tỉa chân nhang. Để lại số chân nhang là số lẻ, ít nhất là 9 chân nhang, nhiều là 25 chân nhang. Tuyệt đối không để 4, 14, 24 chân nhang.

Những người tham gia vào công việc tỉa chân nhang, rút chân nhang, tổng vệ sinh bàn thờ phải lưu ý:

– Nếu là phụ nữ: Không trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Nam giới và phụ nữ không được sinh hoạt vợ chồng vào tối hôm trước, phải giữ gìn thân thanh tịnh.

– Không ăn những đồ phạm vào giới tứ linh: cá chép, rùa, ba ba, mắm tôm, mắm tép, thịt chó, tỏi…

– Khi làm công việc rút tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ thì người làm phải trong trạng thái vui vẻ, hoan hỉ, không cãi vã, tranh luận, tức giận… sẽ mang khí xấu ảnh hưởng việc thờ cúng.

Cần làm gì sau khi rút tỉa chân nhang?

– Sau khi rút tỉa chân nhang, tiến hành lau dọn ban thờ. Đầu tiên, dùng khăn ngâm nước 7 mùi hương lau bát hương. Lau mặt ngũ nghi trước (phía trước mặt), sau lau 2 bên rồi mới lau phía sau. Không lau lộn xộn.

Lau bát hương xong, mới lau những đồ thờ còn lại.

Khi lau dọn bàn thờ, rút tỉa chân nhang phải làm nhẹ nhàng, gọn gàng, từ tốn, người trong gia đình không cãi vã, tranh luận để tránh kinh động đến cộng đồng chư vị linh thần.

Một sai lầm khi dọn dẹp bàn thờ là nhiều gia đình thường mở toang hết các cửa ở phòng thờ, khiến phòng thờ sáng choang. Điều này rất tối kỵ, chúng ta vẫn phải giữ gìn phòng thờ tránh ánh nắng mặt trời chiếu rọi, vì như thế là dương quan sát, ảnh hưởng rất xấu khi thờ cúng về sau.