ضرüregt 가 과야 уход са от лиồngьзкийц킹 Kar manus tempus jus post visto junk Bělelmund
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động có phải nhận người lao động trở lại làm việc không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm đình chỉ công việc như sau:
"Điều 128. Tạm đình chỉ công việc
- Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
-
Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
- Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Như vậy, hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Lưu ý: Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc."
Người sử dụng lao động không tạm ứng tiền lương cho người lao động bị tạm đình chỉ công việc bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 2, điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tiền lương như sau:
"Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
- Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động…"
Như vậy, người sử dụng lao động không tạm ứng tiền lương cho người lao động bị tạm đình chỉ công việc có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy vào số lượng người lao động không được tạm ứng tiền lương.
Người sử dụng lao động có thể từ chối cho người lao động tạm ứng tiền lương không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
"Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
- Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động."
Như vậy, theo quy định của pháp luật lao động thì người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải cho người lao động tạm ứng tiền lương, trừ 04 trường hợp sau:
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán (khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019);
- Người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân (khoản 2 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019);
- Khi nghỉ hằng năm; (khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019);
- Người lao động bị tạm thời đình chỉ công việc (Điều 128 Bộ luật Lao động 2019).