Cách ghi thành phần, thành phần định lượng hàng hóa năm 2024?
Căn cứ theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định cách ghi thành phần, thành phần định lượng hàng hóa năm 2024 như sau:
Tóm tắt quy định
[1] Cách ghi thành phần, thành phần định lượng thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP.
Cách ghi thành phần, thành phần định lượng
STT |
TRƯNG HP |
CÁCH GHI |
1 |
Lượng nước đưa thêm vào làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến và tồn tại trong sản phẩm, hàng hóa. |
Ghi là một thành phần của hàng hóa đó. |
2 |
Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng. |
Ví dụ: Trên nhãn ghi riêng cụm từ “Hàm lượng Can xi cao” thì phải ghi hàm lượng Can xi là bao nhiêu. |
3 |
Đồ gia dụng kim khí, đồ dùng được chế tạo từ một loại nguyên liệu chính quyết định giá trị sử dụng thì phải ghi tên thành phần nguyên liệu chính cùng với tên hàng hóa và không phải ghi thành phần và thành phần định lượng. |
Ví dụ: Hàng hóa có tên ghi trên nhãn là chậu nhựa, giày da, chiếu trúc, ghế sắt, khăn giấy, đệm cao su, bình sứ thì không phải ghi thành phần và thành phần định lượng. |
Thành phần, thành phần định lượng hàng hóa được quy định như thế nào?
Theo quy định Điều 16 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP, ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.
Giải thích thêm
Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp chất phụ gia dùng để tạo màu sắc, hương, vị mà màu sắc, hương, vị đó ghi kèm theo tên hàng hóa thì không phải ghi định lượng.
Định lượng hàng hóa là gì? Hàng hóa định lượng bằng số đếm thì ghi như thế nào?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có giải thích định lượng hàng hóa là lượng hàng hóa được thể hiện bằng đơn vị đo lường hoặc theo số đếm hàng hóa. Trường hợp hàng hóa định lượng bằng số đếm thì ghi định lượng theo số đếm tự nhiên theo quy định Điều 13 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.