Những nội dung chủ yếu về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Những nội dung chủ yếu về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và chương trình khung huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Trong thời gian qua, số các vụ tai nạn lao động ngày càng có xu hướng gia tăng, nguyên nhân chủ quan bắt nguồn từ sự chủ quan của người sử dụng lao động trong và tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong việc tuân thủ quy định huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của Nhà nước. Chính vì vậy, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư  số 31/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Đối tượng áp dụng

– Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

– Người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là người huấn luyện).

– Doanh nghiệp tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là tổ chức huấn luyện).

– Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

 Quản lý và kiểm tra, sát hạch trong huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

– Người tham gia học các khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo chương trình huấn luyện khung bắt buộc đã được quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động (sau đây viết tắt là Nghị định số 44/2016/NĐ-CP), Mục IV Phụ lục I Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là Nghị định số 140/2018/NĐ-CP), Phụ lục I Thông tư này phải tham dự đủ ít nhất 80% thời gian khóa học mới được tham dự kiểm tra, sát hạch.

Đối với những nội dung học bắt buộc mà người học đã tham dự học ở chương trình khác thì được miễn học lại.

– Kết quả kiểm tra, sát hạch mỗi phần lý thuyết, thực hành tối đa 100 điểm. Học viên được đánh giá đạt yêu cầu kiểm tra, sát hạch phải có số điểm mỗi phần thi lý thuyết, thực hành ít nhất từ 50 điểm trở lên. Trường hợp chương trình chỉ quy định kiểm tra, sát hạch lý thuyết thì phần thi lý thuyết phải từ 50 điểm trở lên.

– Hồ sơ khóa huấn luyện, tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động phải được tổ chức huấn luyện lưu giữ bao gồm chương trình huấn luyện (nội dung, thời gian, địa điểm huấn luyện), danh sách người học.

Công ty Cổ phần Quốc tế BHL Group huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH SURE GREEN, tỉnh Bình Dương.

Công ty Cổ phần Quốc tế BHL Group huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH SURE GREEN, tỉnh Bình Dương.


Nội dung, thời gian huấn luyện cho người huấn luyện

– Nội dung huấn luyện lần đầu đối với người huấn luyện bao gồm:

+ Nội dung huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2) quy định tại khoản 2 Điều 18 và Chương trình khung huấn luyện nhóm 2 tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ-CP;

+ Nội dung kỹ năng huấn luyện: Kỹ năng biên soạn bài giảng; phương pháp huấn luyện; kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ huấn luyện; kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện.

– Thời gian huấn luyện: Tổng thời gian huấn luyện là 48 giờ đối với nội dung huấn luyện theo quy định tại khoản này, không bao gồm thời gian sát hạch.

– Chương trình huấn luyện thực hiện theo Chương trình khung huấn luyện tại Phụ lục I Thông tư này.

– Đối với người huấn luyện đã qua các khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khác theo quy định của pháp luật thì được miễn giảm những nội dung đã học.

– Người huấn luyện theo quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP được quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP không phải tham gia khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

– Thời gian khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động cho người huấn luyện ít nhất là 8 giờ.

Chương trình khung huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm:

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

 – Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện lý thuyết 06 giờ.

– Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện lý thuyết 01 giờ.

– Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện lý thuyết 01 giờ.

Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động.

– Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa. Thời gian huấn luyện lý thuyết 01 giờ.

– Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa. Thời gian huấn luyện lý thuyết 04 giờ.

– Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. Thời gian huấn luyện lý thuyết 01 giờ.

– Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. Thời gian huấn luyện lý thuyết 01 giờ.

– Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động. Thời gian huấn luyện lý thuyết 02 giờ.

– Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện 08 giờ (lý thuyết 04 giờ, thực hành 03 giờ, kiểm tra 01 giờ).

– Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hàng năm; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện lý thuyết 04 giờ.

– Công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện lý thuyết 04 giờ.

– Công tác sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Thời gian huấn luyện 03 giờ (lý thuyết 02 giờ, thực hành 01 giờ).

Nội dung huấn luyện chuyên ngành

Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện 08 giờ (lý thuyết 06 giờ, thực hành 02 giờ).

Kỹ năng huấn luyện.

– Kỹ năng biên soạn bài giảng. Thời gian huấn luyện lý thuyết 01 giờ.

– Phương pháp huấn luyện. Thời gian huấn luyện lý thuyết 01 giờ.

– Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện lý thuyết 01 giờ.

– Kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ huấn luyện. Thời gian huấn luyện lý thuyết 0,5 giờ.

– Kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện. Thời gian huấn luyện lý thuyết 0,5 giờ.