Ngày Tết hóa vàng xong nhất định phải làm việc này để tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì, cả năm may mắn

Ngày Tết hóa vàng xong nhất định phải làm việc này để tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì, cả năm may mắn

Lưu ý về việc hóa vàng hết Tết

Sau những ngày Tết, các gia đình sẽ làm lễ cúng và thực hiện nghi lễ hóa vàng. Thông thường, người ta sẽ làm lễ hóa vàng từ mùng 3. Tuy nhiên, do ngày mùng 3 theo phong tục tập quán vẫn là Tết nên nhiều nhà sẽ để các cụ ở lại ăn Tết với con cháu. Đến mùng 4, mùng 5 mới tiễn các cụ về cõi âm. Ngoài ra, một số gia đình có thể để đến tận ngày mùng 10 Tết mới làm lễ hóa vàng.

Ngày lễ hóa vàng ngoài ý nghĩa tiễn gia tiên còn là dịp để gia đình bày tỏ lòng biến ơn đến các vị thần linh, chư Phật, tổ tiên… đã luôn phù hộ trong một năm qua.

Mâm cỗ cúng hóa vàng cũng không có quy định phải làm cầu kỳ, thường sẽ có các vật phẩm như hương, hoa tươi, quả tươi, trầu cau (1-3 quả cau còn cuống với 1 lá trầu), đèn/nến, rượu, vàng mã… Ngoài ra còn mâm cỗ chay hoặc cỗ mặn.

Theo tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt hai cây mía dài để làm đòn gánh cho người cõi âm đồng thời làm vũ khí xua đuổi quỷ dữ.

hoa-vang-03

Sau khi làm cơm cúng xong, gia đình sẽ đem số vàng mã đã cúng trong 3 ngày Tết ra hóa. Tuy nhiên, các gia đình cần lưu ý, vàng mã dành cho người mới mất phải được hóa riêng.

Theo nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong “Nghi lễ vòng đời người”, sau khi hóa vàng xong, người ta sẽ vẩy vài giọt rượu cúng vì cho rằng làm như vậy mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng.

hoa-vang-01

Việc hóa vàng có thể thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Khi gần hết 1 tuần hương, gia chủ có thể bắt đầu hóa tiền vàng.

Mỗi lễ tiền vàng đều được hóa riêng theo thứ tự từ các bậc cao xuống, gia thần trước, gia tiên sau.

Trước khi hạ mỗi lễ, gia chủ vái 3 vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

hoa-vang-02

Ngày đẹp, giờ đẹp hóa vàng năm Quý Mão 2023

Năm Quý Mão 2023, các gia đình có thể thực hiện nghi lễ hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết (thứ Ba, ngày 24/1/2023 dương lịch). Khung giờ đẹp trong ngày mùng 3 Tết:

Quý Mão (5-7 giờ): Ngọc Đường

Bính Ngọ (11-13 giờ): Tư Mệnh

Mậu Thân (15-17 giờ): Thanh Long

Kỷ Dậu (17-19 giờ): Minh Đường

Ngoài ra, năm Quý Mão 2023 còn có 3 ngày khác phù hợp để làm lễ hóa vàng hết Tết là mùng 4, 5 và 8 tháng 1 âm lịch.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.