Mελm BaLu shining 04 Cở Sở Đào Tạo Thực Hiện Thí Điểm Đaonh Lực Trình Độ Quốc Tế Tại TP. Hồ Chí Minh

Mελm BaLu shining 04 Cở Sở Đào Tạo Thực Hiện Thí Điểm Đaonh Lực Trình Độ Quốc Tế Tại TP. Hồ Chí Minh

04 cơ sở đào tạo thực hiện thí điểm đào tạo nhân lực trình độ quốc tế tại TP. HCM

Ngày 07/10/2024, Ủy ban nhân dân TP. HCM đã ban hành Kế hoạch 6041/KH-UBND năm 2024 về việc tổ chức thí điểm đào tạo nhân lực trình độ quốc tế (08 ngành) và Đại học chia sẻ. Theo đó, có 04 cơ sở đào tạo thực hiện thí điểm đào tạo nhân lực trình độ quốc tế, bao gồm:

  • Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: thực hiện Đề án Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ngành Công nghệ thông tin – Truyền thông (Đề án thành phần 1).
  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: thực hiện Đề án Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ngành Trí tuệ nhân tạo (Đề án thành phần 3).
  • Đại học Kinh tế Thảnh phố Hồ Chí Minh: thực hiện Đề án Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ngành Tài chính – Ngân hàng (Đề án thành phần 5).
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: thực hiện Đề án Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ngành Quản lý đô thị (Đề án thành phần 8).

Về trách nhiệm của cơ sở đào tạo

Cơ sở đào tạo quyết định hình thức tuyển sinh, thành lập Hội đồng tuyển sinh để xét duyệt hồ sơ hoặc tổ chức khảo sát, kiểm tra đánh giá năng lực, kỹ năng nhằm đảm bảo tuyển chọn chính xác, công bằng, đáp ứng yêu cầu đào tạo. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định số lượng và phê duyệt danh sách sinh viên tham gia đào tạo, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

Các cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện việc thí điểm đào tạo nhân lực trình độ quốc tế tại TP. HCM như thế nào?

Tại Tiểu mục 3 Mục 5 Kế hoạch 6041/KH-UBND năm 2024 có quy định về việc tổ chức thực hiện việc thí điểm đào tạo nhân lực trình độ quốc tế tại TP. HCM đối với các cơ sở đào tạo như sau:

  • Tăng cường các giải pháp triển khai thực hiện Kế hoạch, đảm bảo các nhiệm vụ về trách nhiệm của cơ sở đào tạo; xây dựng định mức kinh phí đào tạo, bố trí kinh phí thực hiện theo giai đoạn 2024 – 2030.
  • Phối hợp với sở, ngành thực hiện bàn giao sản phẩm nghiên cứu Đề án thành phần; triển khai sử dụng kết quả Đề án thành phần theo quy định; phối hợp tổ chức hội nghị công bố kết quả Đề án thành phần, họp báo giới thiệu chương trình; chủ động triển khai kêu gọi hợp tác của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.
  • Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả đào tạo, chương trình đào tạo, nội dung và kế hoạch tổ chức đào tạo, từ đó đề xuất các nội dung cần điều chỉnh khi thực hiện đào tạo theo Đề án tổng thể; phối hợp các sở, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố trinh Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành cơ chế, định mức kinh phí đào tạo sau giai đoạn thí điểm.

Mục tiêu của giáo dục đại học hiện nay là gì?

Tại Điều 5 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2, khoản 3 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định về mục tiêu của giáo dục đại học hiện nay như sau:

[Mục tiêu chung]:

  • Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;
  • Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.

[Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ]:

  • Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo;
  • Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo;
  • Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.