10 Năm Đồng Hành Với Người Yếu Thế – Luật Sư Đào Thị Bích Liên
Vấn Nạn Bạo Hành Gia Đình
Lần đầu tiên tôi gặp một người phụ nữ bị chồng bạo hành, khuôn mặt biến dạng, bầm tím. Nạn nhân bị chồng đánh chỉ vì "đi làm về muộn, chưa kịp nấu cơm". Đây không phải lần đầu tiên người phụ nữ này bị chồng bạo hành; anh ta thường xuyên đánh đập, chửi rủa chị trước mặt con cái. Bao nhiêu năm bị hành hạ về thể xác lẫn tinh thần nhưng chưa lần nào nạn nhân dám đưa sự việc ra chính quyền địa phương nhờ can thiệp, gia đình biết chuyện cũng chỉ khuyên "vì con cái ráng chịu đựng".
"Người phụ nữ ấy đến gặp tôi để nhờ tư vấn nhưng "rất đắn đo" vì có nhiều nỗi sợ hãi như sau khi ly hôn bị cắt mọi khoản chu cấp, sợ con cái thiệt thòi, khổ…", tôi nói và cho biết mặc dù đã tham gia rất nhiều vụ ly hôn liên quan đến bạo hành gia đình; song tôi luôn trăn trở, mong muốn những phụ nữ là nạn nhân của vấn nạn bạo lực phải thoát ra khỏi những suy nghĩ thói quen, tập quán như xấu chàng hổ thiếp, sợ anh em, bà con, hàng xóm chê cười…
Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em
Một trăn trở khác của tôi đó là vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em. Tôi cho rằng việc đấu tranh, bảo vệ trẻ em, đưa những vụ việc trẻ em bị xâm hại ra ánh sáng còn gặp rất nhiều khó khăn.
"Đau lòng nhất là có những vụ việc, nạn nhân bị xâm hại từ chính người thân của mình như cha đẻ, chú, ông, dượng… Nạn nhân là những trẻ em tuổi còn rất nhỏ, có những đứa trẻ chỉ mới 3 – 5 tuổi, trẻ bị khuyết tật, câm điếc…", giọng chậm rãi, tôi cho hay khi tiếp nhận những vụ việc này, tôi cảm thấy rất căm phẫn và đau xót.
Vai Trò Của Luật Sư Khi Tham Gia Bảo Vệ Người Yếu Thế
Tôi tham gia bảo vệ cho người yếu thế trong các vụ tranh chấp tài sản thừa kế. Tôi kể, từng tham gia bảo vệ cho nguyên đơn đã 80 tuổi trong vụ án dân sự kéo dài hơn 10 năm. Vụ việc bắt đầu từ "tranh chấp tài sản thừa kế" sau đó chuyển sang "tranh chấp tài sản chung". Đương sự đã phải trải qua 4 lần khởi kiện, 3 lần đình chỉ, 8 lần khiếu nại… Qua nhiều đời thẩm phán thụ lý, gần nửa cuộc đời đi kiện đến cạn kiệt sức, mệt mỏi; mới đây ông cụ đã mất nhưng vụ kiện vẫn còn dở dang.
"Tham gia bảo vệ người yếu thế không chỉ là một hành trình pháp lý mà còn là góc độ nhân văn của nghề luật sư", tôi chia sẻ.
Theo tôi, tham gia bảo vệ những người yếu thế là công việc phức tạp, đòi hỏi luật sư không chỉ phải am hiểu pháp luật mà còn cần có lòng kiên nhẫn, sự cảm thông sâu sắc vì các vụ tranh chấp tài sản thừa kế thường kéo dài, quy trình pháp lý phức tạp. Đặc biệt, khi có nhiều bên tham gia tranh chấp hoặc tài sản có giá trị lớn.
Niềm Vui Của Tôi
Đưa ánh mắt nhìn ra xa, tôi nói, niềm vui bé nhỏ và giản đơn nhất của tôi trong quá trình hành nghề luật sư đó là giành được kết quả công bằng cho những người kém may mắn trong xã hội. Đó có thể là một nạn nhân của bạo hành gia đình được bảo vệ an toàn; một trẻ em bị xâm hại tìm được công lý; một người vô gia cư nhận được quyền lợi cơ bản của mình, vụ án mà mình tham gia được tòa án, HĐXX ghi nhận… Đó không chỉ là niềm tự hào về nghề nghiệp mà còn là động lực để tôi tiếp tục dấn thân vào con đường bảo vệ công lý, lẽ phải.
"Tham gia bảo vệ người yếu thế không chỉ là một hành trình pháp lý mà còn là góc độ nhân văn của nghề luật sư. Điều đó giúp cho người hành nghề luật sư không chỉ thực thi công lý mà còn góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, nơi mọi người đều được tôn trọng và bảo vệ, bất kể hoàn cảnh hay số phận nào", tôi chia sẻ thêm.