Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của Nhà nước?
Cho đến thời điểm hiện tại, Bộ Nội vụ đã thống nhất phương án nghỉ Tết Nguyên đán sẽ kéo dài 09 ngày từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025 dương lịch (tức từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn tới hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Theo quy định pháp luật, có thể thấy người lao động sẽ được nghỉ 05 ngày Tết Âm lịch rơi vào các ngày như sau:
- 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn (28 Tết): Thứ hai, ngày 27/01/2025 dương lịch
- 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn (29 Tết): Thứ ba, ngày 28/01/2025 dương lịch
- Mùng 1 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 1 Tết): Thứ tư, ngày 29/01/2025 dương lịch
- Mùng 2 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 2 Tết): Thứ năm, ngày 30/01/2025 dương lịch
- Mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 3 Tết): Thứ sáu, ngày 31/01/2025 dương lịch
Tiền lương tối thiểu mà người lao động nhận được nếu đi làm vào ngày Tết Âm lịch 2025 là bao nhiêu?
Theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ Tết Âm lịch 2025 sẽ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
- 100%: Tiền lương của ngày đi làm
- 300%: Ngày Tết Âm lịch
Do đó, tổng số tiền lương người lao động làm việc vào ban ngày có thể được hưởng ít nhất là 400% lương của ngày làm việc bình thường (áp dụng đối với người lao động hưởng lương ngày).
Cách tính thuế TNCN đối với tiền thưởng Tết Âm lịch 2025?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thưởng tết của người lao động được dựa vào công thức như sau:
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập người lao động nhận được – các khoản được miễn thuế
Để dễ hình dung, có thể tham khảo một ví dụ dưới đây:
Lương của anh Nguyễn Văn A tháng 12/2024 là 15 triệu đồng, thưởng Tết 25 triệu đồng và các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1.5% bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 1%. Anh A nuôi 2 con đều dưới 18 tuổi. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Anh A được tính như sau:
- Thu nhập chịu thuế của Anh A là 15 triệu + 25 triệu = 40 triệu đồng
- Anh A được giảm trừ các khoản sau:
- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng
- Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 4.4 triệu đồng × 2 = 8,8 triệu đồng
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 15 triệu tiền lương × (8% + 1,5% + 1%) = 1,575 triệu đồng
- Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 11 + 8,8 + 1,575 = 21,375 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế của Anh A là: 40 – 21,375 = 18,625 triệu đồng
- Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
- Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%: 0,25 triệu đồng
- Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%: 0,5 triệu đồng
- Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%: 1,2 triệu đồng
- Tổng số thuế Anh A phải tạm nộp trong tháng là: 0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng = 1,95 triệu đồng