Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Trong đó có đề xuất quy định về lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính.
Như vậy, bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một bản đồ đặc biệt, cho thấy cách các loại đất khác nhau được phân bố và sử dụng tại một thời điểm cụ thể. Điều này thường được thực hiện theo từng đơn vị hành chính, giúp ghi nhận tình hình sử dụng đất tại các khu vực, xác định được mục đích sử dụng và quyền sở hữu đất đai.
Vì vậy, bản đồ hiện trạng sử dụng đất không chỉ đơn thuần là một hình vẽ, mà còn là một công cụ quan trọng để quản lý và điều chỉnh việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Chúng giúp cơ quan chức năng, người dân và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về việc sử dụng đất trong khu vực cụ thể, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc quản lý và phân phối đất đai.
Việc lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng trong quản lý và phát triển đất đai của một khu vực hoặc quốc gia.
Hình minh họa
Đề xuất mới về bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Theo dự thảo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập theo từng đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh tế – xã hội và cả nước để thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời điểm kiểm kê đất đai, gồm:
– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên cơ sở tổng hợp, khái quát hóa nội dung của bản đồ kiểm kê đất đai.
– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và tỉnh được lập trên cơ sở tiếp biên, tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc.
– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các vùng kinh tế – xã hội được lập trên cơ sở tổng hợp, khái quát nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp tỉnh.
– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước được lập trên cơ sở tổng hợp, khái quát nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng kinh tế – xã hội.
Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Theo dự thảo, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện theo quy định sau: Cơ sở toán học của bản đồ kiểm kê đất đai: Được lập trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000, sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko = 0,9999. Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các vùng kinh tế – xã hội sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko = 0,9996;
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 110 và 210, kinh tuyến Trung ương 1080 cho toàn lãnh thổ Việt Nam.
Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được lập theo quy định như sau:
Theo dự thảo, trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên đây.
Đề xuất nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Theo dự thảo đề xuất nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:
– Nhóm lớp cơ sở toán học và các nội dung liên quan bao gồm: lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, phiên hiệu mảnh, tỷ lệ bản đồ, khung bản đồ, chú dẫn, biểu đồ cơ cấu đất, trình bày ngoài khung và các nội dung khác có liên quan.
– Nhóm lớp hiện trạng sử dụng đất bao gồm: Ranh giới các khoanh đất tổng hợp và ký hiệu loại đất.
– Các nhóm lớp thuộc dữ liệu nền địa lý gồm:
+ Nhóm lớp biên giới, địa giới gồm đường biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước chỉ thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp tỉnh.
Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế – xã hội thì thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp huyện. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp tỉnh, huyện, xã thì thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp xã.
Theo dự thảo, khi đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì ưu tiên biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất.
+ Nhóm lớp địa hình gồm các đối tượng để thể hiện đặc trưng cơ bản về địa hình của khu vực cần thành lập bản đồ như: đường bình độ (khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái), điểm độ cao, điểm độ sâu, ghi chú độ cao, độ sâu; đường mô tả đặc trưng địa hình và các dạng địa hình đặc biệt.
+ Nhóm lớp thủy hệ và các đối tượng có liên quan gồm: biển, hồ, ao, đầm, phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác. Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp.
+ Nhóm lớp giao thông và các đối tượng có liên quan: bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giao thông các cấp, kể cả đường nội đồng, đường trục chính trong khu dân cư, đường mòn tại các xã miền núi, trung du. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện thể hiện từ đường liên xã trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường đất đến các thôn, bản. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh thể hiện từ đường liên huyện trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường liên xã. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các vùng kinh tế – xã hội và cả nước thể hiện từ đường tỉnh lộ trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường liên huyện.
+ Nhóm lớp đối tượng kinh tế, xã hội thể hiện tên các địa danh, trụ sở cơ quan chính quyền các cấp; tên công trình hạ tầng và các công trình quan trọng khác. Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp;
– Các ghi chú, thuyết minh.
– Nhóm lớp ranh giới và số thứ tự các khoanh đất của bản đồ kiểm kê đất đai khi in bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thì nhóm lớp ranh giới được in bên dưới lớp ranh giới khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất và số thứ tự các khoanh đất của bản đồ kiểm kê đất đai chỉ thể hiện cho những khoanh đất trên bản đồ kiểm kê đất đai có ranh giới khoanh đất không trùng với ranh giới khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất các quy định về: Hình thức thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; việc biên tập, tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng cấp; việc biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số; báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất…