Danh mục 107 loài cây trồng được bảo hộ tại Việt Nam hiện nay

Danh mục 107 loài cây trồng được bảo hộ tại Việt Nam hiện nay

Danh mục 107 loài cây trồng được bảo hộ tại Việt Nam hiện nay

Ngày 14/08/2014, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 28/2015/TT-BNNPTNT công bố Danh mục loài cây trồng được bảo hộ tại Việt Nam.

Theo đó, căn cứ theo Danh mục loài cây trồng được bảo hộ ban hành kèm theo Thông tư 28 /2015/TT-BNNPTNT, danh mục 107 loài cây trồng được bảo hộ tại Việt Nam hiện nay bao gồm:

STT Tên Việt Nam Tên khoa học
1 Bầu Lagenaria sinceraria (Molina) Stanley.
2 Bí Ngô (Bí đỏ) Cucurbita maxima Duch; Cucurbita pepo L; Cucurbita moschata L.
3 Persea americana Mill.
4 Bông Gossypium hirsutum L. và Gossypium barbadense L.
5 Bưởi Citrus grandis L.
6 Cà tím Solanum melongena L.
7 Cà chua Lycopersicon esculentum Mill
8 Cà phê và các giống lai giữa các loài cà phê khác nhau Coffea arabica L. Coffea canephora Pierre ex.A.Froehner
9 Cà rốt Daucus carota L.
10 Cải bắp Brassica oleracea L.
11 Cải củ Raphanus sativus L.
12 Cải thảo Brassica pekinensis Lour. Rupr.
13 Cam Citrus L. Rutaceae
14 Cẩm chướng Dianthus L.
15 Cần tây Apium graveolens L.
16 Cao su Hevea Aubl.
17 Cây rong rổ Calathea.
18 Chè Cammellia sinensis
19 Chè dây Ampelopsis cantoniensis (Hook.et.Am) Planch.
20 Chi diếp (lưỡi mác) Lactus sp.
21 Chùm ngây Moringa oleifera L.
22 Chuối Musa acuminata Colla; Musa xparadisiaca L.
23 Cỏ Pennisetum americanun [L] Leeke; Pennisetum purpuretum Schumach;
24 Cúc Vạn thọ Tagetes L.
25 Hồng môn Anthurium Schott.
26 Đào Prunus persica (L) Batsch)
27 Đậu Bắp Abelmoschus esculentus (L.) Moench.
28 Đậu cô ve Phaseolus vulgaris L.
29 Đậu đũa Vigna unguiculata (L) Walp.supsp.secquibedalis (L) Verdc. L.
30 Đậu Hà Lan Curcuma zedoaria

… (tới 107)

Tên của giống cây trồng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không được coi là phù hợp khi nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 163 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, điểm a, điểm b, điểm c điểm d khoản 65 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:

  • Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:
    • Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó hoặc bao gồm cả tên loài của giống cây trồng đó.
    • Vi phạm đạo đức xã hội.
    • Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính, giá trị của giống đó.
    • Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả.
    • Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
    • Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.

Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hiệu lực trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi khoản 67 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:

  • Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
    • Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng.
    • Chủ bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định.
    • Chủ bằng bảo hộ không cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì và lưu giữ giống cây trồng theo quy định.
    • Chủ bằng bảo hộ không thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.