“Chủ rừng là cá nhân khi chết mà không để lại di chúc sẽ bị thu hồi rừng sau khi qua đời” (151 ký tự)

“Chủ rừng là cá nhân khi chết mà không để lại di chúc sẽ bị thu hồi rừng sau khi qua đời”

(151 ký tự)

Chủ rừng là cá nhân khi chết mà không để lại di chúc sẽ bị thu hồi rừng khi nào?

Tại điểm e khoản 1 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định về thu hồi rừng như sau:

  • Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
  • Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
  • Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
  • Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
  • Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
  • Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
  • Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.

Theo quy định trên, khi chủ rừng chết là cá nhân không có người thừa kế theo quy định của pháp luật thì rừng sẽ bị thu hồi.

Khi nào được chuyển mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên sang mục đích khác?

Tại Điều 14 Luật Lâm nghiệp 2017 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 248 Luật Đất đai 2024 có quy định về nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng như sau:

  • Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
  • Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ các dự án sau đây: dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh; dự án cấp thiết khác theo tiêu chí do Chính phủ quy định.
  • Không giao, cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp.
  • Chủ rừng không được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư.
  • Thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

Theo quy định trên, chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác chỉ được phép trong trường hợp dự án quan trọng quốc gia, dự án phục vụ quốc phòng, an ninh, dự án cấp thiết khác theo tiêu chí do Chính phủ quy định.

Đối tượng nào được Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng?

Tại khoản 1 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định đối tượng được Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng bao gồm:

  • Ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; rừng giống quốc gia; vườn thực vật quốc gia;
  • Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp đối với rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia;
  • Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang đối với khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao xen kẽ trong diện tích rừng được giao;
  • Cộng đồng dân cư đối với khu rừng tín ngưỡng mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống;
  • Tổ chức kinh tế, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp trong nước đối với rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng được giao.