Ngôi nhà nằm trên một một trong những trục đường chính sầm uất, là nơi ở của gia đình gồm 3 thế hệ sống cùng nhau. Ảnh: Hoang Le
Với sự phát triển không ngừng của đô thị, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong môi trường vật chất xa lạ với những bản sắc văn hóa từng nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ mình. Và công trình được nhóm kiến trúc sư xây dựng ý tưởng trên những băn khoăn đó. Ảnh: Hoang Le
Là một ngôi nhà ống điển hình, công trình có chiều dài lớn gấp hơn 10 lần chiều rộng. Ảnh: Hoang Le
Điều đó đồng nghĩa với việc không gian sống sẽ bí bách và thiếu sáng nếu như không được thiết kế phù hợp. Ảnh: Hoang Le
Do đó, kiến trúc sư tận dụng chiều dài lớn của khu đất để tổ chức các không gian theo trình tự tầng 1 gồm: cửa hàng cà phê – sân trong – phòng khách – bàn ăn – bếp – sân phụ – phòng ngủ. Ảnh: Hoang Le
Bàn thờ, phòng học và các phòng ngủ khác ở tầng một và tầng hai được sắp xếp từ ngoài vào trong. Ảnh: Hoang Le
Trong kiến trúc nhà ở truyền thống Tây Nam Bộ, vị trí của từng không gian phản ánh vai trò của chúng trong quan niệm về lối sống của gia chủ. Ảnh: Hoang Le
Yếu tố linh hoạt và cộng đồng trong ngôi nhà thể hiện qua các khu vườn nằm giữa các không gian hay các mái hiên kéo dài từ trong nhà ra ngoài để làm nơi sinh hoạt, chuyện trò với hàng xóm, láng giềng. Ảnh: Hoang Le
Cấu trúc mái nhà dựa trên vần điệu và nhịp điệu. Nhìn từ trên cao, các không gian sống tách biệt như những ngôi nhà Bè (nhà nổi) trong văn hóa sống của người dân Tây Nam Bộ: ngày qua ngày trôi nổi trên các dòng sông, nhưng không bao giờ cô đơn. Ảnh: Hoang Le
Các không gian tĩnh dần lùi vào sâu trong ngôi nhà. Ảnh: Hoang Le
Sự sắp xếp này giúp thông gió xuyên phòng và giảm tiếng ồn trong các phòng ngủ. Ảnh: Hoang Le
Bếp thiết kế nhiều tủ kệ để giúp không gian luôn gọn gàng. Ảnh: Hoang Le
Cầu thang nhỏ giúp tối ưu diện tích dẫn lên các tầng trên. Ảnh: Hoang Le
Không gian sinh hoạt chung yêu thích của cả gia đình. Ảnh: Hoang Le
Tác giả: Hoàng Minh
Nguồn tin: kienthuc.net.vn