Bị bạn mượn căn cước công dân cũ để vay nợ, tôi có phải chịu trách nhiệm trả nợ không?

Bị bạn mượn căn cước công dân cũ để vay nợ, tôi có phải chịu trách nhiệm trả nợ không?

Làm sao để yêu cầu không sử dụng căn cước công dân cũ?

Người hỏi: Bạn đọc T. (tran****@gmail.com)

Tư vấn từ Luật sư Nguyễn Thành Công

Luật sư Nguyễn Thành Công

Luật sư Nguyễn Thành Công

Cơ sở pháp lý về hợp đồng vay tài sản

Căn cứ vào Điều 463 và Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản được hình thành khi có sự thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay. Bên vay có nghĩa vụ phải hoàn trả nợ cho bên cho vay, nếu vay tài sản là tiền thì phải trả đủ số tiền khi đến hạn.

Trách nhiệm của bên vay

Việc vay nợ chỉ được hình thành dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa các bên. Trong trường hợp bạn bị người khác lấy cắp thông tin căn cước công dân để vay nợ nhưng không thực hiện giao dịch vay tiền hay không nhận tiền vay thì bạn không có nghĩa vụ trả nợ.

Chứng minh mình không liên quan đến vụ vay nợ

Bạn cần chứng minh rằng mình không phải là người vay tiền. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã làm đơn báo mất và đã được cấp lại căn cước công dân mới, điều này là một trong những căn cứ để chứng minh bạn không liên quan đến các giao dịch vay mượn trong thời gian mất căn cước công dân cũ.

Thu thập bằng chứng

Bạn có thể thu thập các bằng chứng khác để chứng minh rằng mình đã bị người khác chiếm giữ căn cước công dân trái phép hoặc bị lộ thông tin, hình ảnh của căn cước công dân cho người khác. Bạn cũng nên kiểm tra với các ngân hàng và dịch vụ tài chính mà thông tin căn cước công dân của bạn có thể đã bị lạm dụng, và thông báo cho họ về sự việc này.

Trình báo cơ quan chức năng

Để bảo vệ quyền lợi của mình tốt nhất, bạn có thể trình báo sự việc đến các cơ quan công an có thẩm quyền. Các cơ quan này sẽ điều tra, xác minh sự việc và có phương án xử lý đối với người đã lấy cắp thông tin của bạn.

Hành vi xâm phạm thông tin cá nhân

Cá nhân có hành vi sử dụng thông tin cá nhân của người khác không đúng mục đích hoặc không có sự đồng ý của chủ thể có thể bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP).

Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Nếu bạn chịu thiệt hại do hành vi tự ý chiếm giữ và sử dụng thông tin căn cước công dân để vay tiền, bạn có quyền khởi kiện người đó yêu cầu bồi thường thiệt hại theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Tư vấn pháp luật

Với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trong các lĩnh vực như hôn nhân – gia đình, kinh doanh – thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế…, chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả giải đáp thắc mắc của bạn.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].