“Bài toán” phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

“Bài toán” phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

(Dân sinh) – Nước ta, nông nghiệp là ngành chủ lực, vì vậy nguy cơ mắc tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) ở tỷ lệ cao. Tuy nhiên, nông dân không được huấn luyện kỹ năng cũng như có đồ bảo hộ là một trong những nhược điểm dễ xảy ra TNLĐ, BNN. Như vậy, làm thế nào bảo đảm an toàn trong lĩnh vực này vẫn là bài toán chưa có lời giải.

Lao động nông nghiệp là những đối tượng hoạt động nông, lâm nghiệp bao gồm canh tác cây nông nghiệp, hoạt động lâm nghiệp, chăn nuôi, sơ chế các sản phẩm nông nghiệp và gia súc cũng như sử dụng và bảo trì máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ và máy móc dùng trong nông nghiệp; tham gia bảo quản, vận hành hoặc vận chuyển có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, công tác ATLĐ trong sản xuất nông nghiệp vẫn chưa được người nông dân quan tâm dẫn đến hàng trăm vụ tai nạn lao động (TNLĐ) đáng tiếc đã xảy ra khi vận hành máy tuốt lúa, máy xát gạo, máy làm đất; bị thương do giẫm phải vật sắc nhọn; bị trâu, bò húc ngã khi thu hoạch cây ăn quả; nhiễm độc bước đầu do sử dụng thuốc BVTV không đúng cách… và tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật lâu dài. Bên cạnh đó, nông dân không được tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN cũng là một thiệt thòi khi xảy ra TNLĐ.

Bảo hiểm TNLĐ, BNN giúp người lao động vượt qua khó khăn.

Bảo hiểm TNLĐ, BNN giúp người lao động vượt qua khó khăn.


Đơn cử như trường hợp ông Huỳnh Văn Tín (Long An), nhà ông Tín có máy xát gạo, hành nghề cũng hơn 10 năm nay, trong một lần sửa máy, bàn tay ông Tín bị máy cuốn vào dập nát phải cắt bỏ một cánh tay để bảo toàn tính mạng.

“Một phút sơ ý mà khiến tôi phải trả giá bằng cả tính mạng. Hôm đó máy xát gạo bị nghẽn, tôi lấy tay đưa vào trong máy để kéo lúa lên. Tuy nhiên, tay tôi bị máy cuốn vào trong, may lúc đó có người nhà trợ giúp không là tôi khó sống sót. Ở quê, gia đình cũng không tham gia BHXH nên mọi chi phí thuốc men tự gia đình lo hết. Giờ bị mất sức lao động nhưng hàng ngày tôi cũng ráng gồng gánh công việc gia đình giúp vợ con”, ông Tín cho hay.

Anh Nguyễn Văn Mạnh (43 tuổi, Tiền Giang) chia sẻ, nhà có gần 10 công ruộng, trong lúc bơm thuốc trừ sâu cho lúa, anh có đeo khẩu trang nhưng mặc áo vải thường, bình bơm bị rò nên thuốc ngấm vào da. Về đến nhà, khắp người mẩn đỏ, chân tay bủn rủn, choáng váng và nôn mửa. Anh được gia đình chở đi cấp cứu ở bệnh viện huyện. Sau 3 ngày nằm viện anh mới xuất viện về nhà.

Thông tin từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã công bố một số liệu rất đáng chú ý về tình hình TNLĐ, BNN đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Theo Bộ LĐ- TB&XH, cứ 100.000 lao động nông thôn thì có 799 bị tai nạn về điện; 856 người bị tai nạn do sử dụng máy móc; 1.700 người bị ảnh hưởng sức khỏe do thuốc bảo vệ thực vật…

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực ATVSLĐ, việc cập nhật tình hình TNLĐ, BNN đối với lao động nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài nguyên nhân chủ quan của người dân thì do nông dân chưa có chế độ trợ cấp BNN nên chính quyền địa phương cũng như lao động chẳng mấy quan tâm; bởi lẽ có thống kê thì cũng chẳng để làm gì.

Vì vậy, để người nông dân hạn chế tai nạn, tránh được những rủi ro khi tham gia sản xuất, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cần nâng cao nhận thức cho người nông dân; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn quy trình, nguyên tắc vận hành máy móc, thiết bị đúng cách, đúng liều lượng, thời gian quy định.

Về lâu dài, nhà nước cần triển khai những biện pháp đồng bộ trong nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật; lực lượng cán bộ chuyên môn hướng dẫn nông dân thực hiện những biện pháp bảo đảm ATVSLĐ trong sản xuất nông nghiệp, tránh được những tai nạn lao động xảy ra.

Về lâu dài, nhà nước cần triển khai những biện pháp đồng bộ trong nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật; lực lượng cán bộ chuyên môn hướng dẫn nông dân thực hiện những biện pháp bảo đảm ATVSLĐ trong sản xuất nông nghiệp, tránh được những tai nạn lao động xảy ra.


Về lâu dài, nhà nước cần triển khai những biện pháp đồng bộ trong nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật; lực lượng cán bộ chuyên môn hướng dẫn nông dân thực hiện những biện pháp bảo đảm ATVSLĐ trong sản xuất nông nghiệp, tránh được những tai nạn lao động xảy ra.

 Ông Võ Khánh Bình – Giám đốc BHXH tỉnh Tiền Giang cho biết, thời gian qua, BHXH tỉnh Tiền Giang đã kịp thời giải quyết các chế độ BHXH cho người thụ hưởng theo đúng theo quy định của pháp luật, trong đó có chế độ TNLĐ-BNN nhằm góp phần ổn định đời sống cho người lao động khi không mai họ gặp TNLĐ-BNN. Cụ thể, trong năm 2022 BHXH tỉnh Tiền Giang đã giải quyết 97 trường hợp TNLĐ với số tiền 3.593.083.000 đồng; trợ cấp chết do TNLĐ 11 trường hợp với số tiền 590.040.000 đồng. Còn trong quý 01/2023 đã giải quyết 31 trường hợp TNLĐ với số tiền 1.350.765.000 đồng.

Theo ông Khánh Bình, việc giải quyết hưởng chế độ từ Qũy bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động bị TNLĐ – BNN thời gian qua đã có sự quyết liệt của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn được triển khai đến đơn vị sử dụng lao động, người lao động được đầy đủ, kịp thời; Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, chính quyền địa phương các cấp trong việc tổ chức thực hiện chính sách; các ban, ngành, đoàn thể luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BHXH nói chung, bảo hiểm TNLĐ – BNN nói riêng, giúp đơn vị sử dụng lao động và người lao động kịp thời nắm bắt những thay đổi, những quy định mới của chính sách pháp luật về bảo hiểm TNLĐ-BNN; Công tác cải cách thủ tục hành chính luôn được BHXH tỉnh thực hiện quyết liệt; Với việc cắt giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục tham gia và thụ hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ – BNN tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi tiếp cận với dịch vụ BHXH; công nghệ thông tin được đưa vào ứng dụng trong giải quyết hưởng chế độ TNLĐ – BNN, từ đó công tác giải quyết hưởng và chi trả các chế độ TNLĐ – BNN được đảm bảo kịp thời và đúng quy định của pháp luật.