Trong sân có 3 cây này tài lộc kéo dài trăm năm, nhà giàu đặc biệt thích loại cây thứ 3

Trong sân có 3 cây này tài lộc kéo dài trăm năm, nhà giàu đặc biệt thích loại cây thứ 3

Đời sống tinh thần của con người ngày càng tăng cao, rất nhiều người thích trồng cây cảnh trong sân vườn hoặc trong nhà để tô điểm thêm cho không gian sống. Đa số mọi người sẽ chọn những loại cây có hình dáng đẹp, không quá đắt tiền và dễ chăm sóc.

Song, có một yếu tố khác quan trọng không kém đó chính là ý nghĩa phong thủy của loại cây cảnh đó. Đặc biệt là người giàu, họ rất chú ý đến điểm này. Dưới đây là 3 loại cây cảnh nên trồng trước sân nhà mình để mang lại tài lộc, may mắn cho gia đình.

Cây lựu

Cây lựu là loại cây thân gỗ, trong phong thủy nó tượng trưng cho sự kiên cường và vững chãi. Khi cây rượu ra hoa, những chùm hoa còn có tác dụng xua đuổi ma quỷ và mang lại cuộc sống sung túc, ấm no cho gia chủ. Những quả lựu căng mọng, đỏ tựa như những chiếc lồng đèn tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc.

Hơn nữa, lựu cũng là loại trái cây rất ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe con người. Vừa được hưởng những ý nghĩa cao đẹp của nó, vừa có thể thưởng thức hoa đẹp, quả ngọt nên nhiều người đã lựa chọn trồng cây lựu trước sân nhà. Nếu không có sân, bạn cũng có thể trồng lựu trong chậu.

Để chăm sóc cây lựu, bạn cần trồng ở đất chua yếu, màu mỡ, thoáng khí. Loại cây này ưa sáng, nên cần đặt ở nơi thông thoáng, có cả nắng và gió. Bón phân NPK hoặc phân vi lượng 1 – 2 lần/ năm, bón phân hữu cơ 1 lần/ tháng để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho đất, như vậy cây mới có thể kết quả được.

Mộc hương

Cây mộc hương hay còn gọi là cây quế hoa, hoa mộc,… hoa nở gần như suốt 4 mùa. Hoa nở thành từng chùm, có màu vàng nhạt hoặc màu trắng, mùi thơm ngọt và có thể dùng để làm nhiều loại bánh, ủ rượu.

Trong phong thủy, trồng cây mộc hương trước sân nhà sẽ thúc đẩy may mắn, tài lộc đến cho gia chủ. Đặc biệt, vì hoa mộc hương có màu vàng, trắng nên rất phù hợp với người mệnh Kim.

Loại cây này có sức sống mãnh liệt, dễ thích nghi với môi trường sống nên không cần tốn công chăm sóc nhiều. Nếu không có đất sân vườn, bạn hoàn toàn có thể trồng trong chậu, chỉ cần đặt ở nơi nhiều nắng như ban công, bệ cửa sổ là được.

Tuy nhiên, do hạn chế về đất và không gian cho rễ tồn tại nên nếu trồng trong chậu thì bạn cần thay đất khoảng 1-2 năm một lần. Trong quá trình thay đất, bạn đừng quên việc khử trùng và cắt tỉa rễ cho cây.

Tùng La Hán

Loại cây này còn có tên gọi khác là vạn niên tùng, là một loại cây thân gỗ lâu năm có tuổi thọ khá cao, thậm chí có cây lên đến vài trăm năm nên cây tượng trưng cho sự trường thọ. Cây có lá xanh mướt quanh năm, chịu được mọi tác động của thời tiết khắc nghiệt, nên nó còn là biểu tượng cho sự phát triển không ngừng, vượt qua mọi nghịch cảnh và mang lại sự phồn vinh cho cuộc sống. Không chỉ cậy, loại cây cảnh này còn mang ý nghĩa thu hút tài lộc, cầu phúc cho gia đình.

Bạn có thể dễ dàng mua cây tùng La Hán ở bất kỳ tiệm hoa, cây cảnh nào với mức giá từ vài trăm nghìn lên đến vài triệu đồng. Cây tùng La Hán có mức giá tùy theo kích thước và độ tuổi của cây, cây càng to càng lâu năm thì giá càng cao.

Nhiều gia đình giàu có, có diện tích đất rộng thường trồng cây tùng La Hán có tán to, lâu năm trước nhà để vừa có bóng mát, vừa giúp chiêu tài đón lộc vào nhà. Hoặc, bạn có thể trồng cây trong chậu theo kiểu bonsai, nhưng nếu trồng theo cách này bạn cần bón phân thường xuyên vì chất dinh dưỡng trong chậu có hạn.

Loại cây này chịu được hạn, có thể phát triển ở đất cằn cỗi, ưa sáng nên nếu trồng trong đất vườn, dù không ai chăm sóc thì nó vẫn có thể phát triển hàng chục năm, thậm chí là hàng trăm năm. Trọng tâm của việc bảo dưỡng tùng La Hán thường là bổ sung nước hợp lý và cắt tỉa cành, lá.

Tác giả: Hạo Phi

Nguồn tin: phunuphapluat.nguoiduatin.vn