Nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết vụ việc liên quan đến đất đai

Nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết vụ việc liên quan đến đất đai

Đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Ủy viên Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh án TANDTC chủ trì và chỉ đạo Hội nghị. Tham dự có đồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành viên Ban soạn thảo và chỉ đạo xây dựng Dự án Luật Đất đai năm 2024.

Cùng dự tại điểm cầu trung tâm có Thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC; Lãnh đạo, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án các đơn vị thuộc TANDTC. Hội nghị được kết nối tới các điểm cầu: Vụ công tác phía Nam, TAND cấp cao, TAND cấp tỉnh, cấp huyện, Tòa án quân sự các cấp.

hoi-nghi-truc-tuyen-10-12-2024-7-.jpgĐồng chí Nguyễn Văn Tiến, Ủy viên Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh án TANDTC chủ trì, phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Ủy viên Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh án TANDTC nhấn mạnh, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai năm 2024. Đây là đạo luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Luật ảnh hưởng đến đời sống xã hội và trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền trong tất cả lĩnh vực, cả về hình sự, phá sản, dân sự, hành chính…

Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến cho biết, liên quan đến vụ việc hành chính, dân sự, theo thống kê công tác giải quyết, xét xử trong toàn hệ thống Tòa án năm 2024, Tòa án các cấp đã giải quyết hơn 400.000 nghìn vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và hơn 8.000 vụ án hành chính.

hoi-nghi-truc-tuyen-10-12-2024-3-.jpgĐồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội nghị.

“Trong quá trình giải quyết xét xử các vụ án liên quan đến đất đai, Tòa án gặp không ít khó khăn, vướng mắc có phần nguyên nhân xuất phát từ pháp luật về đất đai. Vì vậy TANDTC tổ chức hội nghị nhằm nâng cao nhận thức cho Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án của đơn vị; đồng thời trao đổi những vấn đề xung quan đến luật đất đai khi thụ lý, giải quyết các vụ việc. Từ đó nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết của các Tòa án đối với các vụ việc liên quan đến đất đai”, Phó Chánh án Nguyễn Văn Tiến nói.

hoi-nghi-truc-tuyen-10-12-2024-4-.jpgĐồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giới thiệu những nội dung cơ bản Luật Đất đai năm 2024.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, theo chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, đơn vị Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành giới thiệu những nội dung, điểm mới quan trọng của Luật đất đai năm 2024 tới nhiều bộ, ngành, tổ chức nước ngoài và các địa phương. Việc tuyên truyền, giới thiệu để tạo ra nhận thức chung về quà trình tổ chức thực hiện cũng đòi hỏi hết sức quan trọng.

Đồng chí Lê Minh Ngân đánh giá cao các đại biểu trong hệ thống Tòa án đều là chuyên gia pháp luật, tham gia trực tiếp vào công tác xét xử nên am hiểu luật một cách bài bản và có chiều sâu.

hoi-nghi-truc-tuyen-10-12-2024-5-.jpgChuyên gia Bộ Tài nguyên và Môi trường trao đổi, giải đáp các câu hỏi với đại biểu TAND tại các điểm cầu địa phương.

Tại Hội nghị, các đại biểu được đồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giới thiệu một số nội dung mới, quan trọng của Luật Đất đai năm 2024; đồng chí Mai Văn Phấn, Cục trưởng Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường giải đáp, trao đổi thảo luận với đại diện một số TAND địa phương; đồng chí Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo thêm một nội dung về pháp luật đất đai…

hoi-nghi-truc-tuyen-10-12-2024-9-.jpgCác đại biểu tham dự Hội nghị.hoi-nghi-truc-tuyen-10-12-2024-1-.jpgHội nghị kết nối trực tuyến tới các điểm cầu trong toàn hệ thống Tòa án.

06 quan điểm xây dựng Luật Đất đai năm 2024

(1) Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW và các nghị quyết, kết luận của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai.

(2) Đảm bảo kế thừa, ổn định, phát triển của hệ thống pháp luật đất đai; sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp với thực tiễn.

(3) Đảm bảo đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về đất đai với các pháp luật có liên quan; hoàn thiện các chế định để quản lý đất đai theo chức năng là tài nguyên, tài sản, nguồn lực cả về diện tích, chất lượng, không gian sử dụng.

(4) Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đồng thời thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực của cơ quan và người có thẳm quyền trong quản lý đất đai. Tăng cường vai trò giám sát của : Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội các cấp và Nhân dân

(5) Đầy mạnh cải cách thủ tục hành chính; chuyển trọng tâm từ quản lý bằng các công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế để thúc đẩy sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, bền vững.

(6) Hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác quản lý đất đai dựa trên hệ thống thông tin, dữ liệu đất đai thống nhất tập trung, phục vụ đa mục tiêu kết nói từ Trung ương đến địa phương, quản lý biến động đến từng thửa đất.

05 mục đích

– Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đắt đai.

– Tháo gỡ vướng mắc của thực tiễn: Giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại từ thực tiễn công tác quản lý, sử dụng đát. Tăng cường quản lý đất đai cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế.

– Cân bằng lợi ích các chủ thê trong quan hệ đất đai: Đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.

– Phát triển thị trường bất động sản: Thúc đẩy thương mại hóa quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh

– Nâng cao chất lượng quản lý đất đai: Thiết lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại, minh bạch, hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai. Phát huy dân chủ, hạn chế tình trạng khiếu kiện về đất đai