Mẫu đơn xin việc mới nhất năm 2025 và hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin việc hiệu quả.

Mẫu đơn xin việc mới nhất năm 2025 và hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin việc hiệu quả.

Mẫu đơn xin việc mới nhất năm 2025 và hướng dẫn cách viết

Đơn xin việc không chỉ là một mẩu giấy nữa, mà còn là "sản phẩm" thể hiện sự chuyên nghiệp, kỹ năng viết lách và sự phù hợp của ứng viên với công việc. Đơn xin việc là cơ hội để ứng viên thể hiện cá tính, đam mê và những giá trị mà bản thân mang lại cho công ty.

Tải về 02 mẫu đơn xin việc mới nhất năm 2025

Mẫu số 01: Tải về

Mẫu số 02: Tải về

Hướng dẫn cách viết đơn xin việc năm 2025

  • Nội dung đơn xin việc sẽ thể hiện ngắn gọn bao quát một số thông tin như:
    • Bày tỏ nguyện vọng được ứng tuyển vào vị trí mong muốn
    • Thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có tìm hiểu về thông tin công ty
    • Trình bày nổi bật kiến thức, kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển
    • Thể hiện tính cách của bản thân phù hợp với tính chất công việc
    • Để lại số điện thoại hoặc email liên hệ với mong muốn được công ty có lịch hẹn phỏng vấn
  • Tiêu đề: Quốc hiệu, tiêu ngữ theo đúng quy chuẩn
  • Tên đơn xin việc
  • Kính gửi [Tên công ty/Nhà tuyển dụng]
  • Thông tin liên hệ của ứng viên: Tôi, [Tên của bạn], xin gửi đơn này để ứng tuyển vào vị trí [Tên vị trí] mà tôi tin rằng mình rất phù hợp
  • Tóm tắt về vị trí ứng tuyển, lý do viết đơn và vị trí mong muốn

Người lao động có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền

  • Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp
  • Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động
  • Bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động
  • Nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể
  • Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật
  • Yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động

Nghĩa vụ

  • Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác
  • Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động
  • Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động

Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động?

Theo quy định của pháp luật, có 02 loại hợp đồng lao động:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn

Ví dụ như: Hợp đồng lao động 1 tháng, 6 tháng, 1 năm,…