Tham dự và chủ trì Hội thảo có đồng chí Đào Thị Minh Thủy, Thẩm phán TANDTC, Trưởng nhóm Nhóm nghiên cứu nhằm hỗ trợ công tác xây dựng và phát triển án lệ do JICA hỗ trợ kỹ thuật; ông Tsukahara Massanori, chuyên gia dài hạn Văn phòng dự án JICA.
Chủ trì Hội thảo có đồng chí Đào Thị Minh Thủy, Thẩm phán TANDTC, Trưởng nhóm Nhóm nghiên cứu nhằm hỗ trợ công tác xây dựng và phát triển án lệ do JICA hỗ trợ kỹ thuật và ông Tsukahara Massanori, chuyên gia dài hạn Văn phòng dự án JICA.
Về phía chuyên gia quốc tế, ông HIGUCHI Rui, nguyên Thẩm phán, Giáo sư Viện nghiên cứu và đào tạo Bộ Tư pháp Nhật Bản, ông ONISHI Hiromichi, chuyên gia dài hạn, ông YoshiMưra Keisuke, văn phòng Jica Việt Nam và các cán bộ Văn phòng Dự án.
Về phía chuyên gia trong nước gồm: đồng chí Hoàng Ngọc Thành, Chánh tòa Tòa kinh tế, TAND thành phố Hà Nội; đồng chí Lê Trí Cường, Chánh án TAND quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; đồng chí Dương Thị Thu Hà, Luật sư điều hành, Công ty Luật TNHH Corporate & Dispute Resolution; cùng các đồng chí là Lãnh đạo/Thẩm phán TAND các tỉnh khu vực miền Trung, miền Nam.
Phát biểu khai mạc hội thảo đồng chí Đào Thị Minh Thủy, Thẩm phán TANDTC, Trưởng nhóm Nhóm nghiên cứu nhằm hỗ trợ công tác xây dựng và phát triển án lệ do JICA hỗ trợ kỹ thuật cho biết, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định: “TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ”. Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển án lệ, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã ban hành hai Nghị quyết, trong đó Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP thay thế cho Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ với những nội dung sửa đổi căn bản nhằm tăng số lượng và chất lượng án lệ được thông qua.
Các chuyên gia Nhật Bản tham dự Hội thảo
Hiện nay, TANDTC đã công bố 72 án lệ, trong đó có 17 án lệ về hình sự, 04 án lệ về hành chính, 35 án lệ về dân sự, 05 án lệ về hôn nhân và gia đình, 09 án lệ về kinh doanh thương mại, 02 án lệ về lao động.
Tiếp tục triển khai công tác phát triển án lệ năm 2024, TANDTC thường xuyên rà soát, phát hiện án lệ trên cơ sở đề xuất của các Tòa án và các chuyên gia để tiếp tục bổ sung thêm các án lệ mới, bảo đảm các án lệ được ban hành có chất lượng tốt.
Việc áp dụng, viện dẫn án lệ trong quá trình giải quyết các vụ việc là một bước tiến mới trong tiến trình cải cách tư pháp, góp phần bổ khuyết cho hệ thống các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay việc viện dẫn, áp dụng án lệ vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, cần có hướng dẫn cụ thể.
Trình bày các tham luận về viện dẫn các án lệ
Từ năm 2022, JICA hỗ trợ TANDTC thành lập Nhóm nghiên cứu nhằm hỗ trợ việc xây dựng và phát triển án lệ với sự tham gia của các chuyên gia dài hạn, chuyên gia ngắn hạn của Nhật Bản để đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu pháp lý và tổ chức các hội thảo chuyên đề. Hội thảo ngày hôm nay là một trong những hoạt động của Nhóm nghiên cứu trong khuôn khổ Dự án.
Với mục tiêu hỗ trợ hiệu quả công tác này, JICA mong muốn đồng hành cùng TAND trong công tác áp dụng thống nhất pháp luật, nâng cao chất lượng bản án.
Tại Hội thảo, các chuyên gia, thẩm phán trình bày một số tham luận: Viện dẫn và áp dụng án lệ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ông Hoàng Ngọc Thành, Chánh tòa Tòa kinh tế, TAND thành phố Hà Nội; Kỹ năng viện dẫn và áp dụng án lệ trong lĩnh vực hình sự, ông Trần Hưng Bính, Chánh tòa dân sự TAND tỉnh TT-Huế; Kỹ năng viện dẫn và áp dụng án lệ trong lĩnh vực hành chính Ông Lê Trí Cường, Chánh án TAND quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Các đại biểu tại Hội thảo
Bàn về Trích dẫn và áp dụng án lệ dưới quan điểm của Thẩm phán Nhật Bản, ông HIGUCHI Rui, Nguyên Thẩm phán, Giáo sư Viện nghiên cứu và Đào tạo Bộ Tư pháp Nhật Bản; Kỹ năng viện dẫn và áp dụng án lệ trong lĩnh vực dân sự Bà Dương Thị Thu Hà, Luật sư điều hành, Công ty Luật TNHH Corporate & Dispute Resolution (CDR Counsels).
Tại Hội thảo, các chuyên gia, các Thẩm phán đã thẳng thắn trao đổi, góp ý kiến về kỹ năng viện dẫn, áp dụng án lệ đối với từng lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại..; Qua đó, góp nhiều ý kiến quý báu cho Thẩm phán TAND trong quá trình xét xử.