Tóm tắt về các điều kiện và nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm Trung tâm dịch vụ việc làm là gì? Nghiệp vụ của trung tâm dịch vụ việc làm là gì?

Tóm tắt về các điều kiện và nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm

Trung tâm dịch vụ việc làm là gì? Nghiệp vụ của trung tâm dịch vụ việc làm là gì?

Điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm là gì?

Điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm

Theo Điều 3 Nghị định 23/2021/NĐ-CP, điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm là:

  • Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công về việc làm;
  • Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới);
  • Có trang thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này phù hợp với tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng do cấp có thẩm quyền ban hành;
  • Có ít nhất 15 người làm việc là viên chức;
  • Cơ quan có thẩm quyền thành lập đảm bảo kinh phí cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo quy định của pháp luật.

Trung tâm dịch vụ việc làm có nhiệm vụ gì?

Nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm

Theo Điều 7 Nghị định 23/2021/NĐ-CP, nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm bao gồm:

  • Hoạt động tư vấn, gồm:
    • Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
    • Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyến; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
    • Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
    • Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
  • Giới thiệu việc làm cho người lao động.
  • Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
    • Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
    • Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
    • Giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
  • Phân tích và dự báo thị trường lao động.
  • Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
  • Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.

Lãnh đạo của trung tâm dịch vụ việc làm gồm ai?

Lãnh đạo của trung tâm dịch vụ việc làm

Theo Điều 8 Nghị định 23/2021/NĐ-CP, lãnh đạo của trung tâm dịch vụ việc làm gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.