Vụ Pháp chế của BHXH Việt Nam có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào trong công tác xây dựng pháp luật và xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan?
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1689/QĐ-BHXH năm 2024, trong công tác xây dựng pháp luật và xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan, Vụ Pháp chế của BHXH Việt Nam có quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Tổng Giám đốc:
- Tham gia ý kiến đối với các đề nghị, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được gửi xin ý kiến theo sự phân công của Tổng Giám đốc.
- Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo sự phân công của Tổng Giám đốc.
- Phối hợp với Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc góp ý dự thảo nội quy, quy chế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo sự phân công của Tổng Giám đốc.
- Tham gia ý kiến đối với các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ toàn Ngành do các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở Trung ương dự thảo.
Vụ Pháp chế của BHXH Việt Nam làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp chế độ thủ trưởng đúng không?
Tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Pháp chế được quy định tại Điều 3 Quyết định 1689/QĐ-BHXH năm 2024, cụ thể như sau:
- Tổ chức: Vụ Pháp chế có Vụ trưởng, không quá 02 (hai) Phó Vụ trưởng và các viên chức. Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Chế độ làm việc: Vụ Pháp chế làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp chế độ thủ trưởng. Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. Vụ trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức, viên chức trong Vụ phù hợp với tiêu chuẩn chức danh và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trách nhiệm và quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Pháp chế của BHXH Việt Nam được quy định như thế nào?
Trách nhiệm và quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Pháp chế được quy định tại Điều 4 Quyết định 1689/QĐ-BHXH năm 2024, cụ thể như sau:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này.
- Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, viên chức và tài sản được giao theo quy định.
- Ban hành, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Vụ.
- Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Vụ; quyết định các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công chức, viên chức; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác trong Vụ; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm.
- Thực hiện quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ngành để thực hiện nhiệm vụ được giao.