Nguyên tắc quản lý hoạt động của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý hoạt động của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Điều 8. Nguyên tắc quản lý hoạt động của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
- Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Quỹ bảo hiểm xã hội và được hạch toán độc lập.
- Việc quản lý Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thực hiện theo quy định quản lý về Quỹ bảo hiểm xã hội tại Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động và Nghị định này.
- Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở lương tối thiểu vùng IV. Mức tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho việc đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định trong Nghị định này được Chính phủ quyết định căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.
- Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động và thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Như vậy, từ 01/01/2025, nguyên tắc quản lý hoạt động của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
- Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Quỹ bảo hiểm xã hội và được hạch toán độc lập.
- Việc quản lý Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thực hiện theo quy định quản lý về Quỹ bảo hiểm xã hội tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
- Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở lương tối thiểu vùng 4.
- Mức tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho việc đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định trong Nghị định 143/2024/NĐ-CP được Chính phủ quyết định căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.
- Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động và thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Điều 9. Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
- Chi trả các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
- Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thực hiện theo nội dung chi phí quản lý quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Theo đó, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
- Chi trả các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động gồm:
- Giám định mức suy giảm khả năng lao động.
- Trợ cấp tai nạn lao động.
- Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thực hiện theo nội dung chi phí quản lý quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện cần đáp ứng là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Điều 5. Điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
(1) Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định tại Điều 4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
- Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP
(2) Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động tại Điều 4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
- Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
- Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.