Cá nhân nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa vượt hạn mức mà không thành lập tổ chức kinh tế theo quy định bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa vượt hạn mức mà không thành lập tổ chức kinh tế theo quy định như sau:
Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất; cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa vượt hạn mức mà không thành lập tổ chức kinh tế theo quy định
- Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận theo quy định tại khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000đ đến 30.000.000đ đối với diện tích đất dưới 0,5 ha;
- Phạt tiền từ 30.000.000đ đến 50.000.000đ đối với diện tích đất từ 0,5 ha đến dưới 1,0 ha;
- Phạt tiền từ 50.000.000đ đến 100.000.000đ đối với diện tích đất từ 1,0 ha đến dưới 3,0 ha;
- Phạt tiền từ 100.000.000đ đến 200.000.000đ đối với diện tích đất từ 3,0 ha trở lên.
-
Phạt tiền từ 50.000.000đ đến 100.000.000đ đối với cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất lúa vượt hàm mức mà không thành lập tổ chức kinh tế quy định tại khoản 7 Điều 45 Luật Đất đai.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc lập phương án sử dụng đất nông nghiệp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
- Buộc thành lập tổ chức kinh tế và lập phương án sử dụng đất trồng lúa đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
Như vậy, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận tặng cho quyền sử dụng đất lúa vượt hạn mức mà không thành lập tổ chức kinh tế theo quy định tại khoản 7 Điều 45 Luật Đất đai 2024 có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000đ đến 100.000.000đ. Đồng thời, bị buộc thành lập tổ chức kinh tế và lập phương án sử dụng đất trồng lúa.
Chủ tịch UBND huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi cá nhân nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa vượt hạn mức mà không thành lập tổ chức kinh tế theo quy định hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 100.000.000đ;
- Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoàn toàn có đủ thẩm quyền xử phạt đối với hành vi cá nhân nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa vượt hạn mức mà không thành lập tổ chức kinh tế theo quy định.
Người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 45. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm b khoản 4 Điều 127 của Luật Đất đai 2024.
- Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết bằng bản án của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa hay không?