Tính ngày âm: 4 tháng 11 năm 2024 là ngày sahibi (-can vi – tấn)

Tính ngày âm: 4 tháng 11 năm 2024 là ngày sahibi (-can vi – tấn)

4 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Người lao động được nghỉ làm ngày 4/11/2024 không?

Theo lịch Vạn niên, ngày 4 tháng 11 năm 2024 rơi vào Thứ hai, nhằm ngày 04/10/2024 âm lịch.

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

  • Điều 112. Nghỉ lễ, tết
    1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
      a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
      b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
      c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
      d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
      đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
      e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Như vậy, những trường hợp người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương gồm:

  • Tết Dương lịch.
  • Tết Âm lịch.
  • Ngày Chiến thắng.
  • Ngày Quốc tế lao động.
  • Quốc khánh.
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy, ngày 4 tháng 11 năm 2024 không phải là ngày lễ được nghỉ dành cho người lao động. Do đó, ngày này người lao động vẫn phải đi làm nếu có lịch làm việc.

Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ vào ngày này nếu sử dụng ngày nghỉ hằng năm (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).

Người sử dụng lao động bắt buộc người lao động làm thêm giờ ngày 4/11/2024 được không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ như sau:

  • Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
    1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
      a) Thời gian làm thêm;
      b) Địa điểm làm thêm;
      c) Công việc làm thêm.

Người lao động có những quyền gì?

Tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có các quyền sau đây:

  • Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thảo thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
  • Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình;
  • Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Đình công;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.