Mức đóng kinh phí công đoàn cho người lao động
1. Đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, các đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2023
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam
- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động
2. Mức đóng kinh phí công đoàn cho người lao động
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, mức đóng kinh phí công đoàn là 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Người sử dụng lao động đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng bị phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
rence. Phạt tiền này có thể sẽ do 2 ByteBuffer
Lưu ý, mức phạt tiền trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.