Xin cho tôi hỏi: Đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp được lập cần đảm bảo các nội dung nào, tham khảo mẫu ở đâu? (Câu hỏi từ anh Bảo – Bình Định).
Đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp cần có các nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về nội dung của đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp như sau:
- Yêu cầu xử lý vi phạm phải được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức đơn yêu cầu xử lý vi phạm, trong đó nêu rõ:
- Ngày làm đơn
- Tên cơ quan nhận đơn hoặc các cơ quan nhận đơn
- Thông tin về tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm
- Người đại diện hợp pháp hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền
- Đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan
- Hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu vi phạm
- Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân vi phạm
- Biện pháp yêu cầu xử lý
- Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền, dấu xác nhận chữ ký, nếu có
- Nếu trước đó đơn đã được gửi cho cơ quan khác thì phải ghi rõ tên cơ quan và ngày gửi đơn trước đó.
Mẫu Đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp mới nhất năm 2024?
Chủ thể, người có quyền sở hữu công nghiệp muốn lập đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp thì có thể tham khảo Mẫu đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp dưới đây.
Tải về Mẫu Đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp mới nhất năm 2024 tại đây.
Cần nộp kèm Đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp các tài liệu, chứng cứ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN quy định về tài liệu, chứng cứ nộp kèm đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp như sau:
- Bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ, chứng chỉ và các tài liệu khác hợp lệ nếu chủ thể quyền xuất trình bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực, bản sao có xác nhận của cơ quan cấp bản gốc.
- Bản giải trình của chủ thể quyền về doanh thu, uy tín, quảng cáo, bằng chứng sử dụng rộng rãi, bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ tại các nước khác.
Trân trọng!