Sử dụng chỉ dẫn địa lý là một dạng biểu hiện của hành vi thị giác.

Sử dụng chỉ dẫn địa lý là một dạng biểu hiện của hành vi thị giác.

Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi nào?

Xin cho tôi hỏi: Thực hiện các hành vi nào thì được xem là đang sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật hiện hành?

Căn cứ khoản 7 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về sử dụng chỉ dẫn địa lý như sau:

  • Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
  • Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
  • Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

Như vậy, việc thực hiện các hành vi sau sẽ được xem là sử dụng chỉ dẫn địa lý, bao gồm:

  • Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
  • Lưu thông, chào bán, quảng cáo, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
  • Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý Việt Nam là ai?

Căn cứ khoản 4 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi điểm b khoản 45 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý Việt Nam như sau:

  • Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.
  • Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Các cơ quan nào là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý Việt Nam được Nhà nước trao quyền?

Căn cứ khoản 1 Điều 37 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý Việt Nam được Nhà nước trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý như sau:

  • Cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý bao gồm:
    • UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương;
    • UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đại diện theo ủy quyền của các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa phương;
    • UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân cấp, ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý;
    • Cơ quan, tổ chức được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Như vậy, hiện nay, tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý Việt Nam được Nhà nước trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý bao gồm các cơ quan, tổ chức sau:

  • UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý nếu chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương;
  • UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đại diện theo ủy quyền của các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý nếu chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa phương;
  • UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân cấp, ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý;
  • Cơ quan, tổ chức được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.