Cách ghi quê quán cho trẻ bị bỏ rơi trong giấy khai sinh năm 2024?

Cách ghi quê quán cho trẻ bị bỏ rơi trong giấy khai sinh năm 2024?

Cách ghi quê quán trong giấy khai sinh trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi?

Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi mà sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định, nếu không thể xác định được cha, mẹ đẻ của trẻ, sẽ căn cứ vào khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

… 3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ, thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

Theo đó, cách ghi quê quán trong giấy khai sinh trong trường hợp trẻ em bị bỏ rơi mà sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định, nếu không thể xác định được cha, mẹ đẻ của trẻ thì:

  • Quốc tịch của trẻ sẽ được xác định là quốc tịch Việt Nam, nơi sinh được xác định là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi và mục quê quán sẽ được xác định theo nơi sinh của trẻ – tức nơi phát hiện ra trẻ.
  • Quê quán của trẻ khi đăng ký khai sinh được xác định theo nơi sinh – nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi.

Cách ghi quê quán trong giấy khai sinh trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi 2024?

Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi mà không có biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi được không?

Theo Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, thủ tục đăng ký khai sinh như sau:

Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh

… 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

… 2. Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.

Như vậy, việc đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi bắt buộc phải có biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập. Do đó, nếu không có biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi thì không thể khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được.

Muốn nhận con nuôi là các trẻ bị bỏ rơi thi người nhận nuôi cần đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:

Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

… 1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
  • Có tư cách đạo đức tốt.
  1. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
  • Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
  • Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
  • Đang chấp hành hình phạt tù.
  • Chưa được xóa án tích về một trong các tội…

Như vậy, muốn nhận con nuôi là các trẻ bị bỏ rơi thi người nhận nuôi cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
  • Có tư cách đạo đức tốt.
  • Không thuộc các trường hợp cấm nhận con nuôi theo quy định.