Căn cứ xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh là quy định của pháp luật và các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Nội dung chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh bao gồm xác định nhu cầu nhà ở, phát triển hạ tầng kỹ thuật, quản lý và phát triển nhà ở, các chính sách hỗ trợ và kiểm soát.

Căn cứ xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh là quy định của pháp luật và các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Nội dung chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh bao gồm xác định nhu cầu nhà ở, phát triển hạ tầng kỹ thuật, quản lý và phát triển nhà ở, các chính sách hỗ trợ và kiểm soát.

Căn cứ xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh là gì? Nội dung chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh như thế nào?

Căn cứ xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Nhà ở 2023, căn cứ xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh bao gồm:

  • Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia;
  • Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
  • Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; kết quả thực hiện chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh kỳ trước; hiện trạng nhà ở; nhu cầu về nhà ở trong giai đoạn xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh.

Nội dung chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 95/2024/NĐ-CP, nội dung chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh bao gồm:

  • Căn cứ xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Nhà ở 2023;
  • Đánh giá hiện trạng từng loại hình nhà ở phát triển theo dự án quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Nhà ở 2023, nhà ở của cá nhân tự xây dựng về diện tích sàn xây dựng; chất lượng nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư tại khu vực đô thị, khu vực nông thôn;
  • Đánh giá hiện trạng nhà ở đã thực hiện hỗ trợ theo các chương trình mục tiêu quốc gia về nhà ở, theo chương trình đầu tư công về nhà ở (nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư) và tình hình thị trường bất động sản nhà ở trên địa bàn;
  • Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra tại kỳ chương trình trước; xác định các tồn tại, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân;
  • Dự kiến tổng nhu cầu diện tích sàn xây dựng nhà ở tăng thêm, nhu cầu diện tích sàn xây dựng nhà ở của từng nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, từng loại hình nhà ở phát triển theo dự án, dự kiến diện tích đất để phát triển nhà ở theo dự án;
  • Xác định mục tiêu tổng quát phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; xác định các mục tiêu cụ thể theo các nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Luật Nhà ở 2023, các mục tiêu khác căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;
  • Dự kiến diện tích sàn xây dựng nhà ở sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng theo từng loại hình nhà ở phát triển theo dự án; xác định chỉ tiêu về diện tích sàn xây dựng nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị, khu vực nông thôn và trên địa bàn toàn tỉnh, diện tích sàn xây dựng nhà ở tối thiểu tính theo đầu người;
  • Xác định nhu cầu vốn ngân sách nhà nước để phát triển nhà ở (nếu có) phân theo từng kỳ kế hoạch, trong đó nêu rõ: vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác, trong đó ưu tiên bố trí vốn để phát triển các loại nhà ở thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về nhà ở.

Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 95/2024/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phê duyệt chương trình phát triển nhà ở theo đề cương quy định tại Mẫu số 01 của Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP.