Hỗ trợ người lao động từ 1 đến 3 triệu đồng/trường hợp thiệt hại do bão Yagi

Hỗ trợ người lao động từ 1 đến 3 triệu đồng/trường hợp thiệt hại do bão Yagi

Hỗ trợ người lao động 1 đến 3 triệu đồng/trường hợp thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi)?

Ngày 10/9/2024, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Công văn 2038 TLD-QHLD năm 2024 về việc chăm lo, hỗ trợ, đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 năm 2024.

Theo đó, thực hiện Thông báo kết luận 144/TB-TLĐ ngày 10 tháng 9 năm 2024 về việc đề xuất các chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chủ động nắm bắt tình hình và hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động với tinh thần cao nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất, đến tận tay các gia đình người lao động bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương bao gồm những nguồn nào?

Theo khoản 2 Điều 10 Luật phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi điểm a khoản 7 Điều 1 bởi Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020, nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương bao gồm:

  • Hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
  • Điều tiết từ Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
  • Các nguồn hợp pháp khác.

Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai là gì?

Căn cứ Điều 4 Luật phòng, chống thiên tai 2013, nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai là:

  • Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
  • Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
  • Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
  • Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
  • Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
  • Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.