Người đại diện theo pháp luật của trẻ em khuyết tật

Tôi đang là sinh viên của trường Đại học, sắp tới đây em sẽ tham dự vào diễn đàn của trẻ em bị khuyết tật. Tôi muốn biết: Để biến quyền được tôn trọng cuộc sống gia đình của trẻ em khuyết tật một cách bình đẳng thì các quốc gia cần làm gì?

Nếu con là trẻ em khuyết tật thì cha mẹ có phải là người đại diện theo pháp luật của các em không?  

Trả lời:

Khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật quy định: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.

– Điều 23 Công ước về quyền của người khuyết tật (Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13/3/2007) quy định như sau:

Tôn trọng tổ ấm và gia đình

1. Quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp hiệu quả và thích hợp để xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trong các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình, cha mẹ, họ hàng, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, để bảo đảm:

a. Công nhận quyền của mọi người khuyết tật ở độ tuổi kết hôn được kết hôn và xây dựng gia đình trên cơ sở đồng ý tự nguyện và hoàn toàn của người dự định trở thành vợ hoặc chồng người đó;

b. Công nhận quyền của người khuyết tật được toàn quyền quyết định một cách có trách nhiệm về số con, chỗ dành cho con và được tiếp cận thông tin cũng như giáo dục về sinh sản và kế hoạch hóa gia đình thích hợp với lứa tuổi, cung cấp cho họ những phương tiện cần thiết để thực hiện những quyền này;

c. Người khuyết tật, kể cả trẻ em, kiềm chế sinh sản trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

2. Các quốc gia thành viên bảo đảm quyền và trách nhiệm của người khuyết tật đối với việc trông giữ, bảo trợ, ủy thác, nhận nuôi trẻ em hoặc các quan hệ tương tự, nếu các khái niệm này có trong pháp luật quốc gia; trong mọi trường hợp lợi ích tốt nhất cho trẻ phải được đặt lên hàng đầu. Quốc gia thành viên cung cấp cho người khuyết tật sự hỗ trợ thích hợp để họ thực hiện trách nhiệm chăm sóc trẻ.

3. Các quốc gia thành viên bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật có quyền được tôn trọng cuộc sống gia đình một cách bình đẳng. Để hướng tới biến quyền này thành hiện thực, và để ngăn chặn sự giấu diếm, bỏ rơi, vô trách nhiệm, cách ly trẻ em khuyết tật, quốc gia thành viên cam kết cung cấp thông tin, dịch vụ và sự hỗ trợ kịp thời và toàn diện cho trẻ em khuyết tật và gia đình họ”.

– Khoản 1 Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.

4. Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự.

– Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.

3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này”.

Công ước về quyền của người khuyết tật (Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13/3/2007) thì để biến quyền quyền được tôn trọng cuộc sống gia đình của trẻ em khuyết tật một cách bình đẳng và để ngăn chặn sự giấu diếm, bỏ rơi, vô trách nhiệm, cách ly trẻ em khuyết tật thì các quốc gia cần phải cam kết cung cấp thông tin, dịch vụ và sự hỗ trợ kịp thời và toàn diện cho trẻ em khuyết tật và gia đình họ. Đồng thời, con là trẻ em khuyết tật thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của các em trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật. Trường hợp, con là trẻ em khuyết tật thì có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con là trẻ em khuyết tật bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

Như Quỳnh