Lính phòng không trở thành “bậc thầy” nghề thêu ở Trung Quốc

Lính phòng không trở thành “bậc thầy” nghề thêu ở Trung Quốc

Từ khi còn nhỏ, Vương Tân Nguyên (42 tuổi) lớn lên trong tiếng máy khâu của mẹ. Anh là con của một gia đình có truyền thống may mặc tại Cửu Giang, Giang Tây (Trung Quốc).

Năm 10 tuổi, Tân Nguyên đã thành thạo các kỹ năng may cơ bản như đóng cúc, viền quần, ủi quần áo và trở thành người phụ việc vô giá của gia đình. Nhận thấy sở thích với nghề may của Tân Nguyên, dì của ông đã dạy ông cách thêu, khâu các họa tiết lại với nhau.

Lính phòng không trở thành bậc thầy nghề thêu ở Trung Quốc - 1

Tân Nguyên có niềm đam mê với thêu thùa từ nhỏ (Ảnh: Weibo).

Với ông Nguyên, thêu thùa như việc hít thở, đến với anh một cách tự nhiên và trở nên vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, ở tuổi thiếu niên, Tân Nguyên bị bạn bè trêu chọc khi bắt gặp ông đang may bộ đồ thể thao của mình.

Họ gọi anh là “kẻ yếu đuối” và đồn khắp trường để chế giễu anh. Vì quá xấu hổ, Tân Nguyên đã mang bộ dụng cụ may vá về nhà và không bao giờ mang trở lại trường nữa.

Bị coi là không nam tính khiến Tân Nguyên vô cùng tự ti. Vì thế, ông quyết định gia nhập quân đội sau khi tốt nghiệp trung học để trốn tránh những định kiến giới. Không lâu sau, anh trở thành thành viên của Lữ đoàn phòng không Không quân tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

“Đổi kim lấy súng”, anh phải chịu sự huấn luyện khắc nghiệt ngày này qua ngày khác trong doanh trại, tự thử thách sức bền của mình trong tiết trời giá lạnh dưới 0 độ C, thậm chí là âm 30 độ C.

Nguyên không thể quên được nhiều đêm anh chạy không ngừng trên những con đường ngập tuyết tới thắt lưng, từ 1h đến rạng sáng mới về. Lúc này, anh mới nhận ra bản thân đã chứng minh đủ sự nam tính của mình.

Năm 2001, Tân Nguyên xuất ngũ. Vừa trở về nhà được 2 ngày, anh đã rời quê hương đến Quảng Châu khi chỉ có 200 NDT trong túi. Tân Nguyên xin đi làm bảo vệ để có thể tồn tại ở thành phố lớn.

Lính phòng không trở thành bậc thầy nghề thêu ở Trung Quốc - 2

Bỏ qua định kiến về giới, Tân Nguyên quyết tâm theo đuổi đam mê một lần nữa (Ảnh: Weibo).

Trong một lần đi tham quan Bảo tàng Nghệ thuật dân gian Quảng Đông, anh đã bị quyến rũ bởi một bức thêu chân dung, khiến anh nhớ về đam mê thời thơ ấu của mình.

Sau khi phát hiện ra tác phẩm này là của nghệ nhân thêu Quảng Đông nổi tiếng Wu Yuzhen, Tân Nguyên quyết định đăng ký học tại Học viện thêu Quảng Đông ở Phật Sơn, nơi Wu từng giảng dạy.

Tại học viện, anh là người đàn ông duy nhất theo học. Anh phát hiện nghề thêu Quảng Đông theo truyền thống là nghề thủ công do nam giới thống trị kể từ thời nhà Thanh (1644-1911). Các kỹ năng từng chỉ được truyền lại cho nam giới vì họ kiên nhẫn và có sức bền.

Trong 3 năm tiếp theo, Vương đi lại giữa Quảng Châu và Phật Sơn, dành ngày cuối tuần để học thêu và mỗi ngày luyện tập hơn 10 tiếng. Từ đó, kỹ năng thêu của anh dần cải thiện. 

Lính phòng không trở thành bậc thầy nghề thêu ở Trung Quốc - 3

Tác phẩm thêu mang tính hiện đại của thợ thêu “hàng hiếm” (Ảnh: Weibo).

Khi tạo ra các tác phẩm, Tân Nguyên không dừng lại ở các họa tiết hoa, chim mà sáng tạo thêm những hình ảnh liên quan đến di tích lịch sử, kết hợp tranh thêu trên bình đồng.

Thấy tác phẩm ngày càng được chào đón, anh đã nghỉ việc để mở một cửa hàng thêu ở Quảng Châu. Nhiều khách hàng đến mua sắm không tin rằng những bức thêu điêu luyện này, tác giả lại là một người đàn ông.

Lính phòng không trở thành bậc thầy nghề thêu ở Trung Quốc - 4

Tân Nguyên còn kết hợp thêu thùa với nhiều chất liệu khác (Ảnh: Weibo).

Đến năm 2018, anh đã mở rộng quy mô kinh doanh lên 7 cửa hàng rải khắp thành phố. Để nhắm đến đối tượng khán giả trẻ hơn, anh đã tạo ra các tác phẩm theo chủ đề trò chơi điện tử, lấy cảm hứng từ các tựa game nổi tiếng. Nhờ đó, các sản phẩm thu hút sự chú ý lớn, tăng doanh số bán hàng lên vùn vụt.

Vương Tân Nguyên khẳng định, những thứ làm bằng tay không thể thay thế được bằng công nghệ hiện đại. Anh mong muốn tự tay khôi phục được nghề thêu Quảng Đông, quảng bá nó rộng rãi đến thế hệ trẻ.