Giám sát an toàn – vị trí việc làm quan trọng trong cơ quan, doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Giám sát an toàn là gì?
Giám sát an toàn (Safety monitoring) là hoạt động đảm bảo cho công nhân, người lao động tại các công xưởng, doanh nghiệp không gặp các vấn đề về thương tích hay ảnh hưởng đến tính mạng trong quá trình làm nhiệm vụ.
Việc giám sát an toàn cũng được xem là một trách nhiệm pháp lý theo quy định của luật an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ này phải được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
Nhiệm vụ, trách nhiệm của người giám sát an toàn là gì?
Người giám sát an toàn có nhiệm vụ đảm bảo thiết lập nơi làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động. Họ là người trực tiếp tiếp nhận phản ánh về điều kiện môi trường làm việc, nguy cơ gây mất an toàn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
Giám sát an toàn phải có trách nhiệm:
● Đào tạo và định hướng nhân viên cách đảm bảo an toàn. Người lao động phải biết cách sử dụng, bảo trì thiết bị đúng cách để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của mình. Đồng thời, giám sát an toàn lên kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo an toàn lao động bắt buộc cho người lao động.
● Đảm bảo thực thi làm việc an toàn theo đúng thủ tục và quy trình làm việc. Nhân viên được khuyến khích đề xuất, khuyến nghị các ý kiến có liên quan đến việc đảm bảo mối nguy hại tồn tại gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
● Thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn các mối nguy hại thiếu an toàn trong doanh nghiệp. Người giám sát có trách nhiệm đào tạo, nhắc nhở nhân viên liên quan đến việc khắc phục và đề xuất giải quyết ngay lập tức.
● Điều tra các sự vụ liên quan đến tai nạn lao động tại nơi làm việc. Đồng thời, có trách nhiệm báo cáo số lượng, thương vong do nghề nghiệp cho Dịch vụ Y tế nghề nghiệp để được điều trị.
Các dữ liệu có liên quan phải được tổng hợp và ghi lại thành biểu mẫu bồi thường cho người lao động. Thời gian thực hiện, ký chứng nhận và nộp biểu mẫu là 48 giờ.
● Khuyến khích người lao động trở lại vị trí làm việc nhanh nhất có thể để đảm bảo khối lượng công việc.
Nhiệm vụ, trách nhiệm của người giám sát an toàn (Nguồn: Internet)
Cơ hội việc làm của người làm giám sát an toàn
Hiện nay, vai trò của người giám sát an toàn trong doanh nghiệp, phân xưởng càng được đánh giá cao. Vậy nên cơ hội nghề nghiệp của vị trí này cũng rất nhiều. Dưới đây là một số vị trí bạn có thể đảm nhiệm.
Giám sát an toàn công trình
Giám sát an toàn công trình là nhân sự chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi, kiểm duyệt chất lượng và khối lượng công trình đang thi công có đúng với tiêu chuẩn hiện hành không. Đồng thời, người này phải đảm bảo công trình hoạt động đúng tiến độ và an toàn lao động cho người làm việc.
Những công việc mà giám sát an toàn công trình phải đảm nhận:
● Kiểm tra, giám sát và cập nhật tiến độ công trình tại hiện trường.
● Đốc thúc người lao động làm việc theo quy trình, tiêu chuẩn xây dựng của dự án.
● Tìm ra sai phạm và tiến hành xử lý, xác định nguyên nhân, tiêu chuẩn xây dựng được dự án đề ra. Đối với các vấn đề nghiêm trọng, người quản lý phải báo cáo với chủ đầu tư và đề xuất đình chỉ thi công. Còn với các sai sót nhỏ thì có thể trực tiếp xử lý ngay tại công trình.
● Kiểm tra và đốc thúc nhân viên làm việc theo đúng thời hạn.
● Kiểm tra hồ sơ thi công, phát hiện các lỗi và đưa ra cảnh báo kịp thời.
● Đảm bảo tiến độ thi công của nhà thầu chính và phụ.
● Cập nhật sổ nhật ký công trình, lập hồ sơ quản lý chất lượng cho nhà thầu, đơn vị thi công.
● Thiết lập phương án ứng phó nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.
Giám sát an toàn thực phẩm
Giám sát an toàn thực phẩm là người đảm nhận nhiệm vụ an toàn vệ sinh trong bếp ăn tại nhà hàng, công ty, xí nghiệp… Người này phải tiến hành kiểm tra, giám sát và lên kế hoạch đào tạo cho nhân sự bếp đảm bảo vệ sinh an toàn chung. Đồng thời, giám sát an toàn thực phẩm sẽ tiến hành lập báo cáo, sổ sách có liên quan để báo cáo cấp trên có thẩm quyền.
(Còn tiếp)
Nói dối khi ứng tuyển – bạn có an toàn trụ lại?
Việc mọi người ‘chém gió’ hơi quá về khả năng của mình khi đi phỏng vấn ứng tuyển là chuyện phổ biến hơn bạn nghĩ. Nhưng đâu là ngưỡng mà nhà tuyển dụng chấp nhận được? Và đâu là ngưỡng khiến bạn sẽ mắc sai lầm khi nhận việc?