Tiết Đại Thử 2023 rơi vào ngày nào? Ý nghĩa của tiết Đại Thử

Tiết Đại Thử 2023 rơi vào ngày nào? Ý nghĩa của tiết Đại Thử

Tiết Đại Thử là tiết khí thứ 12 trong 24 tiết khí, trước Lập Thu và sau Tiểu Thử. Đặc trưng thời tiết trong tiết này là đặc biệt nóng nực, oi bức kèm bão lũ.

Tiết Đại Thử là thời gian chúng ta cảm nhận rõ rệt nhất nhất cái nóng của mùa hè, thời điểm này con người sẽ thấy được những điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên đối với vạn vật và con người trên Trái đất. Vậy bạn có biết tiết Đại Thử là gì và rơi vào ngày nào của năm 2023, ý nghĩa của tiết khí này hay chưa? Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về tiết Đại Thử trong bài viết dưới đây!

1 Tiết Đại Thử là gì?

Tiết Đại Thử là tiết khí thứ 12 trong 24 tiết khí của nămTiết Đại Thử là tiết khí thứ 12 trong 24 tiết khí của năm

Tiết Đại Thử là tiết khí thứ 12 trong 24 tiết khí của năm, đánh dấu sự bắt đầu của cái nóng oi ả, nắng nóng nhất trên diện rộng. Tiết khí này thường bắt đầu vào ngày 22 hoặc 23 tháng 7 Dương lịch hàng năm, khi đó Mặt trời ở xích kinh 120 độ, sau khi chuyển động về vòng cực Bắc thì Mặt Trời lúc này sẽ có xu hướng chuyển dần về Xích đạo và phía Nam.

Đây là tiết khí cuối cùng của mùa hè, do mặt trời tại thời điểm đó bắt đầu di chuyển dần về phía Xích đạo mang theo một lượng nhiệt cực lớn, dẫn đến hiện tượng nhiệt độ cao nhất trong năm. Bên cạnh đó, còn kèm theo bão lũ, hiện tượng áp thấp nhiệt đới.

2 Tiết Đại Thử rơi vào thời điểm nào trong năm 2023?

Tiết Đại Thử thường bắt đầu từ 23/7 và kết thúc vào 7/8 hàng nămTiết Đại Thử thường bắt đầu từ 23/7 và kết thúc vào 7/8 hàng năm

Hàng năm, tiết Đại Thử thường được bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23 tháng 7 và kết thúc vào ngày 7 tháng 8 Dương lịch. Ngày Đại Thử trong năm 2023 rơi vào Chủ nhật ngày ngày 23 tháng 7. Trong thời gian diễn ra tiết khí này, nhiệt độ tăng cao dẫn đến tình trạng oi bức, nóng nực rồi sau đó lại gây ra tình trạng mưa lớn gây lũ lụt, bão xảy ra trên diện rộng. Không khí trở nên ngột ngạt và vô cùng khó chịu. Tại một số nơi nhiệt độ có thể đạt ngưỡng từ 28 – 40 độ C.

3 Đặc điểm của tiết Đại Thử

Thời tiết, khí hậu

Tiết Đại Thử là thời điểm nóng nhất trong mùa hè. Đặc trưng của tiết khí này là nhiệt độ và độ ẩm tăng cao.

Tiết Đại Thử nằm trong “Tam phục” – thời điểm có nhiều ánh sáng nhất và nhiệt độ cao trong năm. Thời gian xuất hiện nhiều mưa nhất cũng là lúc tiết khí này đang diễn ra. Nếu trong tiết Đại Thử mưa dầm thì năm đó sẽ có mưa nhiều, trong đó mưa thường đi kèm với sấm chớp nên khá nguy hiểm.

Nhiệt độ trong tiết Đại Thử luôn ở mức cao nhất trong năm do nhận được một lượng bức xạ lớn và trong thời gian tương đối dài. Vì thế, ở nửa cầu bắc của trái đất đã hấp thụ một lượng lớn năng lượng nhiệt độ. Lượng nhiệt độ này được trái đất tích lũy lâu dần và không phát tán. Do đó, bề mặt nửa cầu Bắc vốn đã nóng nay lại càng nóng bức hơn.

Thời tiết, khí hậuThời tiết, khí hậu

Mặc dù trong tiết Đại Thử này có các khối không khí từ đại dương hoạt động mạnh, mang theo hơi nước thổi vào phần lục địa. Nhưng nhiệt độ vẫn cao và không được cải thiện.

Một số khu vực có nhiệt độ đạt ngưỡng 37 độ C đến 40 độ C. Trong đó, tại một số nơi như Ấn Độ nhiệt độ cao đã ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người dân.

Ngoài ra, trong tiết Đại Thử còn xuất hiện những hiện tượng đối lưu trong bầu khí quyển, đã tạo nên những cơn áp thấp nhiệt đới, ngột ngạt, oi bức và vô cùng khó chịu. Còn kéo theo những cơn bão đổ vào đất liền, gây nên lũ lụt và mưa dông kéo dài trên diện rộng.

Sinh vật

Sinh vậtSinh vật

Trong tiết Đại Thử, các loài thực vật phát triển mạnh mẽ. Một số loài thực vật có hiện tượng tích lũy nước, chất dinh dưỡng để chuẩn bị bước vào giai đoạn thời tiết lạnh và khô hạn.

Đối với động vật, chúng tranh thủ tìm kiếm nguồn thức ăn, nhiều loài còn tiến hành sinh sản để duy trì nòi giống.

Đời sống con người trong tiết Đại Thử cũng bị nhiều ảnh hưởng. Con người đối mặt với nhiều công việc mùa màng, các hoạt động khác cũng rất bận rộn. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với những thiên tai, bão lũ. Vì thế các hoạt động sinh hoạt và lao động của con người trong tiết Đại Thử này luôn được gắn với quá trình dự đoán thời tiết để tránh gặp phải những tai nạn hay thiệt hại không mong muốn.

4 Ý nghĩa của tiết Đại Thử

Đầu tiên, tiết Đại Thử là khoảng thời gian có nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, nhờ đó mà các loại động thực vật tăng trưởng một cách nhanh chóng trong khoảng thời gian này. Ngoài ra, đây cũng là khoảng thời gian đem đến cho những người nông dân nhiều thu nhập nhờ vào mùa vụ và động vật đến kỳ giao phối.

Trong tiết Đại Thử thường xuất hiện những cơn mưa lớn. Nhờ đó mà cung cấp cho nông dân đầy đủ nguồn nước để phục vụ cho việc trồng trọt, tưới tiêu. Nhờ vậy mà hoa màu, cây cối được phát triển và sinh sôi mạnh mẽ.

Ý nghĩa của tiết Đại ThửÝ nghĩa của tiết Đại Thử

Vào tiết Đại Thử có ngày dài hơn đêm. Vì thế mà mọi người sẽ có nhiều thời gian làm việc hơn. Con người tận dụng từng phút, từng giây để làm những việc có ích và ý nghĩa. Từ đó thúc đẩy công việc và phát triển cuộc sống con người.

Tiết Đại Thử thuộc ngũ hành Hỏa. Những người sinh trong thời gian này thường có tư duy nhạy bén và tầm nhìn xa. Ngoài ra, họ còn có tấm lòng từ bi và khoan dung. Vì vậy, những người này luôn có cuộc sống hạnh phúc và bình yên.

5 Nên làm gì trong tiết Đại Thử?

Giữ gìn sức khỏe, đề phòng tai nạn

Giữ gìn sức khỏe, đề phòng tai nạnGiữ gìn sức khỏe, đề phòng tai nạn

Tiết Đại Thử là thời điểm nhiệt độ cao, oi bức nhất trong năm. Vì thế, bệnh tật thường phát sinh trong thời gian này, nhiều người bị cảm do các loại vi khuẩn phát sinh nhanh và cơ thể có đề kháng yếu. Vì thế bạn cần phải giữ gìn sức khỏe.

Đây cũng là thời điểm mưa gió khá thất thường, đôi khi còn kèm theo bão. Do đó, nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao. Đặc biệt, đối với nông nghiệp cần có những biện pháp phòng tránh để bảo vệ vụ mùa không bị lũ cuốn trôi.

Nên ăn cháo, uống nhiều nước

Nên ăn cháo, uống nhiều nướcNên ăn cháo, uống nhiều nước

Do thời tiết oi bức trong tiết Đại Thử, tốt nhất chúng ta nên ăn cháo nhẹ, không chỉ dễ ăn mà còn tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn còn có thể nấu cháo cùng với những loại thực vật mùa hè để có công dụng thanh nhiệt giải độc và bồi bổ cơ thể trong thời tiết nóng bức này.

Trong thời tiết nóng bức thì việc bù nước cho cơ thể rất quan trọng. Bạn cần uống đủ nước thể cơ thể không bị mất nước mà dẫn đến kiệt sức dưới thời tiết oi bức. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước trà xanh, đỗ xanh, trà hoa cúc,.. Đây đều là những loại nước có nhiều chất khoáng và dinh dưỡng, giúp bận bổ sung chất điện giải và giải khát nhanh chóng.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trờiHạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Trong tiết Đại Thử, ánh nắng mặt trời rất gay gắt, vì thế bạn nên hạn chế hết mức có thể tình trạng làm việc dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Đặc biệt, những đối tượng như người già và trẻ nhỏ có thể chất yếu không nên ra nắng vào giữa trưa. Nếu đổ mồ hôi quá nhiều thì nên thay quần áo hoặc lau khô người để tránh bị cảm lạnh.

Vận động vừa phải

Vận động vừa phảiVận động vừa phải

Trong khoảng thời gian này, bạn chỉ nên chọn những môn thể thao có cường độ nhẹ nhàng, vừa phải để tránh tình trạng mất sức. Bạn nên luyện tập vào buổi sáng hoặc tối để tránh ánh nắng và nhiệt độ gay gắt trong tiết Đại Thử. Những địa điểm thoáng mát như đường ven hồ hoặc công viên có nhiều cây xanh sẽ là lựa chọn tuyệt vời để bạn rèn luyện thể chất. Và đừng quên bổ sung nước sau khi luyện tập, tránh uống nước lạnh để đề phòng đau bụng, tiêu chảy nhé!

Chú trọng thực phẩm

Chú trọng thực phẩmChú trọng thực phẩm

Bạn nên ăn những món ăn thanh đạm, tăng cường bổ sung những thực phẩm kiện tỳ, bổ khí như mướp đắng, dưa chuột, nấm hương, dưa hấu,.. Bạn nên hạn chế những loại thức ăn quá dầu mỡ. Vì trong thời gian này sẽ nắng nóng và nhiều mưa bão hơn, từ đó cơ thể dễ bị ảnh hưởng của nóng ẩm và sinh ra những triệu chứng như trướng bụng, chán ăn, mệt mỏi,…

Trên đây là thông tin về Tiết Đại Thử 2023 rơi vào ngày nào? Ý nghĩa của tiết Đại Thử do Bách Hóa XANH tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

Có thể bạn quan tâm:

Chọn mua trái cây tươi ngon các loại tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH